Nếu Thành Nhà Hồ là kinh đô - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự của nước ta dưới triều Hồ, thì Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là một vùng đất thiêng, là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị liệt tổ, liệt tông, hoàng đế, hoàng hậu nhà Lê, cũng chính là 'kinh đô tưởng niệm' - nơi hậu thế ngưỡng vọng, tri ân công đức tiền nhân. Và là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc về một giai đoạn lịch sử hào hùng chống quân xâm lược và xây dựng quốc gia Đại Việt.
Cây thị hơn 700 tuổi này tương truyền từng 'cứu' vua Lê Lợi khi bị giặc Minh truy đuổi vào năm 1424. Mới đây, cây được công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Đây là vùng đất được nhiều triều đại phong kiến chọn làm kinh đô trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đây là một di tích lịch sử quốc gia cấp từ năm 1962. Năm 2013, khu di tích này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Chúng tôi có dịp về huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), thăm thành cổ Lam Kinh - một trong những khu di tích quốc gia đặc biệt lưu giữ gần như nguyên vẹn các công trình của triều đại Hậu Lê. Bước vào không gian khu di tích, nghe hướng dẫn viên (HDV) du lịch giới thiệu về những công trình như nơi ăn ngủ, khu lăng mộ… của hoàng tộc, chúng tôi hoàn toàn bị cuốn hút vào những câu chuyện truyền thuyết đầy màu sắc huyền bí về một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử đất nước Việt Nam.
Không chỉ có những công trình kiến trúc ấn tượng, Cố đô Lam Kinh còn có nhiều cây cổ thụ gắn với giai thoại ly kỳ được lưu truyền trong dân gian...
Tháng Tám tiết trời đã vào thu, câu nói: 'Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi' thúc giục những người lữ hành như tôi hòa vào dòng người, tìm về nơi 'đất sinh Vương' để đi trẩy hội, chiêm bái.