'Nỗi ô nhục ở Gijon' và hậu quả lượt trận cuối bốn đội phải đá cùng giờ

Lượt trận cuối vòng bảng Euro 2024 các đội khởi tranh cùng giờ, bắt nguồn từ một trong những sự kiện đen tối nhất của bóng đá thế giới - 'Nỗi ô nhục ở Gijon'.

 Bỉ đánh bại Rumania khiến cục diện bảng E trở nên khó đoán định và người hâm mộ một lần nữa liên tưởng đến “Nỗi ô nhục ở Gijon”. Ảnh: GETTY

Bỉ đánh bại Rumania khiến cục diện bảng E trở nên khó đoán định và người hâm mộ một lần nữa liên tưởng đến “Nỗi ô nhục ở Gijon”. Ảnh: GETTY

Kể từ sau Euro 1984 tại Pháp, để tránh việc các đội dàn xếp kết quả trận đấu, tất cả các giải đấu lớn đều áp dụng cách thi đấu cùng giờ tại lượt trận cuối vòng bảng.

Và kết quả trận Bỉ đánh bại Rumania 2-0 tối (22-6), càng khiến khả năng xảy ra nạn thao túng kết quả tại lượt trận cuối bảng E của Euro 2024 ở Đức tăng cao. Sau trận thắng của tuyển Bỉ, hiện cả bốn đội bảng E cùng được 3 điểm, trước khi cả bốn bước vào lượt đấu cuối cùng.

Điều này có thể dẫn đến một kịch bản, nếu một trận đấu cuối của Bảng F có một đội đã chắc suất đi tiếp, các nhân vật chính trong trận đấu còn lại thừa biết, một kết cục hòa sẽ giúp cả hai đội chiếm suất, và một trong hai đội này sẽ xếp thứ 3 bảng E.

Điều này khiến chúng ta nhớ đến “Nỗi ô nhục ở Gijon”, sự kiện diễn ra tại World Cup 1982 ở Tây Ban Nha. Khi đó Tây Đức (cũ) đã đánh bại láng giềng Áo 1-0 diễn ra tại Gijon (TP cảng phía Tây Bắc Tây Ban Nha), với kết quả đã được định đoạt trước, nhằm đảm bảo cả hai Tây Đức và Áo cùng đi tiếp. Qua đó gián tiếp loại Algeria, đội bóng trước đó một ngày đã chơi trận cuối vòng bảng.

Với chiến thắng đến từ “Nỗi ô nhục ở Gijon”, Tây Đức đảm bảo vị trí nhất bảng và Áo xếp thứ 2, miễn sao Áo không để thua cách biệt 3 bàn. Tây Đức ghi bàn sớm nhưng trận đấu sau đó trở thành trò hề, khi bóng liên tục được hai đội chuyền ngang trong khi các tuyển thủ trình diễn với tốc độ của một VĐV đi bộ.

Người cầm còi trận đấu đấy, trọng tài Scotsman Bob Valentine cho biết: “Sự cố hôm đó khiến ban tổ chức World Cup xấu hổ đến mức họ phải thay đổi luật lệ, để đảm bảo điều đó không bao giờ tái diễn”.

Kể từ sau vòng chung kết Euro 2016 tại Pháp, châu Âu là liên đoàn đầu tiên mở rộng giải vô địch châu lục từ 16 lên 24 thành đội. Điều này cũng đồng nghĩa, vòng loại trực tiếp sẽ quy tụ 16 đội thay vì 8 đội. Bên cạnh đó, Euro còn trao suất đi tiếp cho không chỉ hai đội dẫn đầu sáu bảng, mà còn trao suất cho cả bốn đội hạng 3 có thành tích tốt nhất.

 Các đội thứ 3 có thành tích tốt nhất trước lượt đấu cuối. Ảnh: UEFA

Các đội thứ 3 có thành tích tốt nhất trước lượt đấu cuối. Ảnh: UEFA

Bốn đội có thành tích tốt nhất được xác định trước tiên bằng số điểm, sau đó đến hiệu số bàn thắng - bại, số bàn thắng ghi được, số trận thắng và nếu vẫn bất phân thắng bại, chiếc vé đi tiếp sẽ được trao cho đội có tổng điểm Fair Play thấp hơn.

Trong trường hợp các yếu tố trên chưa được thỏa mãn, thứ hạng từ vòng loại Euro 2024 sẽ là quyết định cuối cùng được đưa ra.

Bốn điểm luôn là đủ để đội xếp thứ 3 vòng bảng tiến vào vòng 16 đội. Điều này thường diễn ra tại hai kỳ Euro gần nhất, cộng với ba giải đấu tại Africa Cup trước đây, khi cũng có 24 đội và áp dụng thể thức thi đấu tương tự.

Tại giải vô địch châu Âu gần nhất, Ukraine đã chen chân vào vòng 16 nhờ là 1 trong số 4 đội “bại trận may mắn”, có hiệu số bàn thắng - bại tốt hơn Phần Lan và Slovakia, trong khi cả ba đội đều kết thúc vòng bảng chỉ với 3 điểm.

MINH QUANG

Nguồn PLO: https://plo.vn/noi-o-nhuc-o-gijon-va-hau-qua-luot-tran-cuoi-bon-doi-phai-da-cung-gio-post796994.html