Nóng: 'Mắt thần' của NASA chụp được thứ lạ lùng ở thiên hà xa xôi

Những bức ảnh được kính viễn vọng không gian James Webb của NASA chụp được tiết lộ các dữ liệu đáng kinh ngạc trong 4 thiên hà xa xôi IC 5332, Messier 74, NGC 1365 và NGC 7496.

Theo các nhà khoa hoc thứ được "mắt thần" của NASA chụp được là các hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), vốn có thể tiết lộ rất nhiều đặc tính vật lý của môi trường liên sao.

Theo các nhà khoa hoc thứ được "mắt thần" của NASA chụp được là các hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), vốn có thể tiết lộ rất nhiều đặc tính vật lý của môi trường liên sao.

Khi các PAH hấp thụ một photon từ một ngôi sao, chúng sẽ dao động và tạo ra các điểm phát xạ mà kính viễn vọng không gian James Webb có thể quan sát được.

Khi các PAH hấp thụ một photon từ một ngôi sao, chúng sẽ dao động và tạo ra các điểm phát xạ mà kính viễn vọng không gian James Webb có thể quan sát được.

Trên Trái Đất PAH chủ yếu được tìm thấy trong các nguồn tự nhiên như nhựa đường, là một hóa chất có hại với con người khi bị ô nhiễm vào thức ăn và vật dụng. Tuy nhiên trong môi trường thiên văn chúng là thứ liên quan mật thiết đến quá trình hình thành sao và tính chất của các "vườn ươm sao".

Trên Trái Đất PAH chủ yếu được tìm thấy trong các nguồn tự nhiên như nhựa đường, là một hóa chất có hại với con người khi bị ô nhiễm vào thức ăn và vật dụng. Tuy nhiên trong môi trường thiên văn chúng là thứ liên quan mật thiết đến quá trình hình thành sao và tính chất của các "vườn ươm sao".

PAH còn được tạo ra khi trầm tích hữu cơ được biến đổi thành nhiên liệu hóa thạch như dầu và than.

PAH còn được tạo ra khi trầm tích hữu cơ được biến đổi thành nhiên liệu hóa thạch như dầu và than.

PAH có thể phát sinh từ đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ trong các đám cháy rừng tự nhiên. Mức độ PAH cao đột ngột được phát hiện ở khoảng thời gian giữa kỷ Phấn trắng và kỷ Đệ tam, là cao gấp hơn 100 lần mức ở các lớp đất đá liền kề. Hiện tượng này được giải thích là do các đám cháy rừng rất lớn đã hủy khoảng 20% sinh khối trên mặt đất trong.

PAH có thể phát sinh từ đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ trong các đám cháy rừng tự nhiên. Mức độ PAH cao đột ngột được phát hiện ở khoảng thời gian giữa kỷ Phấn trắng và kỷ Đệ tam, là cao gấp hơn 100 lần mức ở các lớp đất đá liền kề. Hiện tượng này được giải thích là do các đám cháy rừng rất lớn đã hủy khoảng 20% sinh khối trên mặt đất trong.

Trước đây, Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA đã từng thu được các dữ liệu PAH phát sinh ra liên quan đến sự hình thành các sao.

Trước đây, Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA đã từng thu được các dữ liệu PAH phát sinh ra liên quan đến sự hình thành các sao.

Những hình ảnh này có thể theo dõi bề mặt của các đám mây hình thành sao trong thiên hà của chúng ta hoặc xác định các thiên hà hình thành sao trong vũ trụ xa xôi. Vào tháng 6/2013, PAH đã được phát hiện trong bầu khí quyển của Titan, mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ.

Những hình ảnh này có thể theo dõi bề mặt của các đám mây hình thành sao trong thiên hà của chúng ta hoặc xác định các thiên hà hình thành sao trong vũ trụ xa xôi. Vào tháng 6/2013, PAH đã được phát hiện trong bầu khí quyển của Titan, mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ.

Những hình ảnh do "mắt thần" của NASA chụp giúp nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Karin Sandstrom từ Trường Đại học California ở San Diego (Mỹ) lập được bản đồ bên trong 4 thiên hà xa xôi IC 5332, Messier 74, NGC 1365 và NGC 7496.

Những hình ảnh do "mắt thần" của NASA chụp giúp nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Karin Sandstrom từ Trường Đại học California ở San Diego (Mỹ) lập được bản đồ bên trong 4 thiên hà xa xôi IC 5332, Messier 74, NGC 1365 và NGC 7496.

Từ đó tiết lộ nhiều chi tiết đặc sắc như các sợi khí, các bong bóng năng lượng được thổi ra từ các ngôi sao mới hình thành, những ngôi sao có trường bức xạ cực mạnh và cả "cái chết của những vì sao" gọi là siêu tân tinh.

Từ đó tiết lộ nhiều chi tiết đặc sắc như các sợi khí, các bong bóng năng lượng được thổi ra từ các ngôi sao mới hình thành, những ngôi sao có trường bức xạ cực mạnh và cả "cái chết của những vì sao" gọi là siêu tân tinh.

Tất cả hé lộ điều cốt lõi của quá trình hình thành sao của một thiên hà, có thể coi như sự khởi đầu của nhiều thế giới.

Tất cả hé lộ điều cốt lõi của quá trình hình thành sao của một thiên hà, có thể coi như sự khởi đầu của nhiều thế giới.

James Webb là kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới hiện nay, được chế tạo và điều hành chính bởi NASA, có sự hỗ trợ của hai cơ quan vũ trụ châu Âu và Canada là ESA và CSA.

James Webb là kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới hiện nay, được chế tạo và điều hành chính bởi NASA, có sự hỗ trợ của hai cơ quan vũ trụ châu Âu và Canada là ESA và CSA.

Kính JWST có độ nhạy và độ phân giải chưa từng có với khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung, và là thế hệ kính thiên văn kế tiếp của kính thiên văn không gian Hubble và kính thiên văn không gian Spitzer.

Kính JWST có độ nhạy và độ phân giải chưa từng có với khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung, và là thế hệ kính thiên văn kế tiếp của kính thiên văn không gian Hubble và kính thiên văn không gian Spitzer.

Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022. Nguồn: Kienthucnet.

Thiên Trang (th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-mat-than-cua-nasa-chup-duoc-thu-la-lung-o-thien-ha-xa-xoi-1808934.html