Nóng: NASA công bố phát hiện mới về sự sống trên sao Hỏa

Theo NASA, băng bụi trên sao Hỏa có thể tan chảy từ bên trong, với lớp băng bên trên bảo vệ khối nước lỏng bên dưới khỏi bị bốc hơi vào bầu khí quyển khô cằn. Qua đó, sự sống có thể tồn tại ở hành tinh đỏ.

Nghiên cứu do Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA (JPL) mới công bố cho thấy sao Hỏa có một số điều kiện cần thiết để tồn tại sự sống. Theo các chuyên gia, băng bụi trên sao Hỏa ở vĩ độ trung bình là những nơi dễ tiếp cận nhất để tìm kiếm sự sống ở hành tinh đỏ hiện nay.

Nghiên cứu do Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA (JPL) mới công bố cho thấy sao Hỏa có một số điều kiện cần thiết để tồn tại sự sống. Theo các chuyên gia, băng bụi trên sao Hỏa ở vĩ độ trung bình là những nơi dễ tiếp cận nhất để tìm kiếm sự sống ở hành tinh đỏ hiện nay.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm những điều kiện cần thiết để quang hợp diễn ra trên sao Hỏa có thể tồn tại bên dưới bề mặt băng bụi ở vĩ độ trung bình của hành tinh đỏ.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm những điều kiện cần thiết để quang hợp diễn ra trên sao Hỏa có thể tồn tại bên dưới bề mặt băng bụi ở vĩ độ trung bình của hành tinh đỏ.

Trái đất và sao Hỏa đều tồn tại trong thứ gọi là "vùng có thể sinh sống" của Mặt trời. Tuy nhiên, trong khi 71% bề mặt Trái đất được bao phủ bởi các đại dương, sao Hỏa là một nơi có bầu khí quyển khô cằn.

Trái đất và sao Hỏa đều tồn tại trong thứ gọi là "vùng có thể sinh sống" của Mặt trời. Tuy nhiên, trong khi 71% bề mặt Trái đất được bao phủ bởi các đại dương, sao Hỏa là một nơi có bầu khí quyển khô cằn.

Sử dụng mô phỏng máy tính, nhóm nghiên cứu phát hiện băng bụi trên sao Hỏa có thể tan chảy từ bên trong, với lớp băng bên trên bảo vệ khối nước lỏng bên dưới khỏi bị bốc hơi vào bầu khí quyển khô cằn của sao Hỏa.

Sử dụng mô phỏng máy tính, nhóm nghiên cứu phát hiện băng bụi trên sao Hỏa có thể tan chảy từ bên trong, với lớp băng bên trên bảo vệ khối nước lỏng bên dưới khỏi bị bốc hơi vào bầu khí quyển khô cằn của sao Hỏa.

Theo đó, hai thành phần chính cho quá trình quang hợp là nước lỏng và ánh sáng mặt trời trên sao Hỏa đều được đáp ứng.

Theo đó, hai thành phần chính cho quá trình quang hợp là nước lỏng và ánh sáng mặt trời trên sao Hỏa đều được đáp ứng.

"Quá trình quang hợp đòi hỏi lượng ánh sáng Mặt trời và nước lỏng thích hợp để xảy ra", Aditya Khuller, nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại JPL cho hay.

"Quá trình quang hợp đòi hỏi lượng ánh sáng Mặt trời và nước lỏng thích hợp để xảy ra", Aditya Khuller, nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại JPL cho hay.

Nhóm nghiên cứu lý giải, đối với lớp băng bụi lộ ra, lớp băng bên trên có thể chặn bức xạ cực tím có hại ở bề mặt sao Hỏa. Lớp băng này cũng cho phép bức xạ Mặt trời xuyên qua bên dưới bề mặt băng để quá trình quang hợp diễn ra.

Nhóm nghiên cứu lý giải, đối với lớp băng bụi lộ ra, lớp băng bên trên có thể chặn bức xạ cực tím có hại ở bề mặt sao Hỏa. Lớp băng này cũng cho phép bức xạ Mặt trời xuyên qua bên dưới bề mặt băng để quá trình quang hợp diễn ra.

Các chuyên gia nhận định tại các vùng cực của sao Hỏa, nơi có phần lớn băng, sẽ quá lạnh để các vùng có thể sinh sống được do bức xạ không thể tồn tại vì thiếu sự tan chảy dưới bề mặt. Sự tan chảy như vậy có nhiều khả năng xảy ra ở các khu vực vĩ độ trung bình của sao Hỏa.

Các chuyên gia nhận định tại các vùng cực của sao Hỏa, nơi có phần lớn băng, sẽ quá lạnh để các vùng có thể sinh sống được do bức xạ không thể tồn tại vì thiếu sự tan chảy dưới bề mặt. Sự tan chảy như vậy có nhiều khả năng xảy ra ở các khu vực vĩ độ trung bình của sao Hỏa.

"Mọi người đã tìm thấy các vi sinh vật sống trong các môi trường sống nông dưới bề mặt Trái đất. Các vi sinh vật thường "ngủ đông" vào mùa Đông khi không có đủ ánh sáng mặt trời để tạo thành nước lỏng bên trong lớp băng bụi", chuyên gia Khuller cho hay.

"Mọi người đã tìm thấy các vi sinh vật sống trong các môi trường sống nông dưới bề mặt Trái đất. Các vi sinh vật thường "ngủ đông" vào mùa Đông khi không có đủ ánh sáng mặt trời để tạo thành nước lỏng bên trong lớp băng bụi", chuyên gia Khuller cho hay.

Chuyên gia Khuller nhấn mạnh rằng phát hiện trên không có nghĩa là đã tìm thấy sự sống trên sao Hỏa hoặc sự sống từng tồn tại trên hành tinh đỏ. Các nhà nghiên cứu sẽ thực hiện các mô phỏng khác để tìm hiểu kỹ hơn về sự sống trên sao Hỏa.

Chuyên gia Khuller nhấn mạnh rằng phát hiện trên không có nghĩa là đã tìm thấy sự sống trên sao Hỏa hoặc sự sống từng tồn tại trên hành tinh đỏ. Các nhà nghiên cứu sẽ thực hiện các mô phỏng khác để tìm hiểu kỹ hơn về sự sống trên sao Hỏa.

Mời độc giả xem video: "Rợn tóc gáy" khi xem những hình ảnh kinh dị chụp trên sao Hỏa.

Tâm Anh (theo Space)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-nasa-cong-bo-phat-hien-moi-ve-su-song-tren-sao-hoa-2045026.html