Nóng: NASA 'nung nấu' xây dựng lò phản ứng hạt nhân trên Mặt trăng

NASA đang triển khai kế hoạch chế tạo một lò phản ứng hạt nhân trên Mặt Trăng nhằm cung cấp năng lượng cho những chuyến du hành không gian.

Theo Jim Reuter - đại diện cho Ban Giám đốc Nhiệm vụ Công nghệ Không gian (STMD) của NASA: "Năng lượng chính là chìa khóa cho hành trình khám phá không gian trong tương lai".

Theo Jim Reuter - đại diện cho Ban Giám đốc Nhiệm vụ Công nghệ Không gian (STMD) của NASA: "Năng lượng chính là chìa khóa cho hành trình khám phá không gian trong tương lai".

Suốt nhiều năm qua, NASA đã coi phân hạch hạt nhân là lựa chọn năng lượng thiết thực nhất cho các chuyến du hành vũ trụ trong tương lai.Vì vậy cơ quan này đã triển khai chế tạo một l ò phản ứng hạt nhân trên Mặt Trăng.

Suốt nhiều năm qua, NASA đã coi phân hạch hạt nhân là lựa chọn năng lượng thiết thực nhất cho các chuyến du hành vũ trụ trong tương lai.Vì vậy cơ quan này đã triển khai chế tạo một l ò phản ứng hạt nhân trên Mặt Trăng.

Theo kế hoạch, lò phản ứng sẽ được xây dựng trên Trái Đất và sau đó đưa tới Mặt Trăng. Kế hoạch cho hệ thống điện nhiệt hạch bề mặt bao gồm lõi lò phản ứng dùng nhiên liệu uranium, hệ thống biến đổi năng lượng hạt nhân thành điện có thể sử dụng, hệ thống quản lý nhiệt để làm mát.

Theo kế hoạch, lò phản ứng sẽ được xây dựng trên Trái Đất và sau đó đưa tới Mặt Trăng. Kế hoạch cho hệ thống điện nhiệt hạch bề mặt bao gồm lõi lò phản ứng dùng nhiên liệu uranium, hệ thống biến đổi năng lượng hạt nhân thành điện có thể sử dụng, hệ thống quản lý nhiệt để làm mát.

Một số yêu cầu khác gồm khả năng tự tắt mà không cần sự can thiệp từ con người, vận hành từ sàn trạm đổ bộ Mặt Trăng, tháo rời và chạy trên hệ thống di động để di chuyển tới địa điểm khác.

Một số yêu cầu khác gồm khả năng tự tắt mà không cần sự can thiệp từ con người, vận hành từ sàn trạm đổ bộ Mặt Trăng, tháo rời và chạy trên hệ thống di động để di chuyển tới địa điểm khác.

Theo thiết kế ban đầu, lò phản ứng hạt nhân sẽ được hoàn thiện trước ngày 19/2/2022, và được triển khai hóa trong thời gian 12 tháng.

Theo thiết kế ban đầu, lò phản ứng hạt nhân sẽ được hoàn thiện trước ngày 19/2/2022, và được triển khai hóa trong thời gian 12 tháng.

Nếu dự án này thành công, chúng ta sẽ có đủ năng lượng không chỉ để tồn tại lâu dài trên Mặt Trăng, mà còn cho phép khám phá, thậm chí là thuộc địa hóa Sao Hỏa.

Nếu dự án này thành công, chúng ta sẽ có đủ năng lượng không chỉ để tồn tại lâu dài trên Mặt Trăng, mà còn cho phép khám phá, thậm chí là thuộc địa hóa Sao Hỏa.

Kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân trên Mặt Trăng của NASA nghe qua đã có những nguy hiểm tiềm tàng. Tuy nhiên hàng loạt chuyên gia đã đồng thuận, quá trình thử nghiệm cùng quá trình sử dụng 10 năm sẽ "sớm" chứng minh tính hiệu quả của lò phản ứng hạt nhân ngoài Trái Đất.

Kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân trên Mặt Trăng của NASA nghe qua đã có những nguy hiểm tiềm tàng. Tuy nhiên hàng loạt chuyên gia đã đồng thuận, quá trình thử nghiệm cùng quá trình sử dụng 10 năm sẽ "sớm" chứng minh tính hiệu quả của lò phản ứng hạt nhân ngoài Trái Đất.

Trên thực tế, năng lượng hạt nhân đã từng được đưa lên không gian nhiều lần như vào tháng 11/1969, tàu Apollo 12 duy trì thành công trạng thái ổn định trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau. Chính Apollo 12 đánh dấu mốc lần đầu tiên hệ thống năng lượng điện hạt nhân hoạt động được trên Mặt Trăng.

Trên thực tế, năng lượng hạt nhân đã từng được đưa lên không gian nhiều lần như vào tháng 11/1969, tàu Apollo 12 duy trì thành công trạng thái ổn định trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau. Chính Apollo 12 đánh dấu mốc lần đầu tiên hệ thống năng lượng điện hạt nhân hoạt động được trên Mặt Trăng.

Bên cạnh đó, NASA cũng cẩn trọng xuyên suốt quá trình nghiên cứu và phát triển dự án, đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn cần thiết. Bên cạnh đó, lò sẽ không hoạt động cho đến khi yên vị trên bề mặt Mặt Trăng.

Bên cạnh đó, NASA cũng cẩn trọng xuyên suốt quá trình nghiên cứu và phát triển dự án, đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn cần thiết. Bên cạnh đó, lò sẽ không hoạt động cho đến khi yên vị trên bề mặt Mặt Trăng.

Ở giai đoạn cuối đời, hệ thống sẽ tự tắt, mức độ bức xạ sẽ giảm dần tới mức an toàn, cho phép con người tiếp cận và xử lý. Hệ thống sẽ được đưa về nơi lưu trữ, sẽ không thể gây hại cho phi hành đoàn và môi trường.

Ở giai đoạn cuối đời, hệ thống sẽ tự tắt, mức độ bức xạ sẽ giảm dần tới mức an toàn, cho phép con người tiếp cận và xử lý. Hệ thống sẽ được đưa về nơi lưu trữ, sẽ không thể gây hại cho phi hành đoàn và môi trường.

Theo lời giáo sư Jose Morey, chuyên gia y tế công tác tại Liberty BioSecurity, thì một tai nạn nhà máy hạt nhân trên Mặt Trăng không ảnh hưởng nhiều tới Trái Đất, nhờ có lớp khí quyển vốn bảo vệ được Đất Mẹ khỏi những bức xạ xấu tới từ ngoài không gian.

Theo lời giáo sư Jose Morey, chuyên gia y tế công tác tại Liberty BioSecurity, thì một tai nạn nhà máy hạt nhân trên Mặt Trăng không ảnh hưởng nhiều tới Trái Đất, nhờ có lớp khí quyển vốn bảo vệ được Đất Mẹ khỏi những bức xạ xấu tới từ ngoài không gian.

Thực tế, năng lượng hạt nhân sẽ là yếu tố then chốt trong việc khám phá không gian, và quan trọng hơn, cho phép nhân loại trở thành giống loài liên hành tinh.

Thực tế, năng lượng hạt nhân sẽ là yếu tố then chốt trong việc khám phá không gian, và quan trọng hơn, cho phép nhân loại trở thành giống loài liên hành tinh.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-nasa-nung-nau-xay-dung-lo-phan-ung-hat-nhan-tren-mat-trang-1627107.html