Nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam là ai?

Trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước ta, người phụ nữ này có nhiều đóng góp cho nền giáo dục đương thời.

1. Vị nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là ai?

A

Nguyễn Thị Hinh

B

Bùi Thị Xuân

C

Nguyễn Thị Duệ

Theo Bảo tàng phụ nữ Nam bộ, bà Nguyễn Thị Duệ (hiệu là Diệu Huyền) sinh ngày 14/3/1574 trong gia đình nhà nho nghèo ở tổng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, nay là phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ (tên gọi khác là Nguyễn Thị Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Du) sinh ra vào thời điểm loạn lạc Nam Bắc triều - Vua Lê - Chúa Trịnh đánh nhau với nhà Mạc. Bà Nguyễn Thị Duệ sớm phải chịu cảnh mồ côi mẹ nhưng được cha nuôi dưỡng rất chu đáo.
Năm Giáp Ngọ (1594), khi nhà Mạc mở khoa thi hội, sĩ tử tham dự rất đông, bà cùng với thầy dạy học dự thi và đỗ thủ khoa trong khi chính thầy dạy chỉ đỗ á khoa. Tròn 20 tuổi bà trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam.

D

Sương Nguyệt Anh

2. Để được đến trường học, bà Huệ phải làm gì?

A

Giả nam đi thi

Theo Bảo tàng phụ nữ Nam bộ, bà xin cha cho giả trai, đổi tên là Nguyễn Văn Du để được đến trường học. Cậu học trò Nguyễn Văn Du đẹp trai, nước da trắng hồng, tiếng nói lại dịu dàng như con gái nên thường bị bạn bè trêu trọc là “ái nam ái nữ” nhưng Văn Du vẫn thản nhiên học tập với ý nghĩ tự tôn.
Về sau, vì sức học giỏi giang của Văn Du khiến bạn bè nể nang hơn là đùa nghịch. Thậm chí, mới 9 tuổi thì Du đã thuộc làu kinh sử, thông thạo thơ phú cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, nhưng sở trường nghiêng về văn Nôm.

B

Giấu bố mẹ đi thi

C

Cãi lời cha mẹ để đi thi

D

Đòi tự vẫn nếu không được đi thi

3. Sau khi bị phát hiện giả nam đi thi, vua đã làm gì với bà?

A

Xử chém đầu

B

Đuổi về quê

C

Bắt bà đi đày

D

Giữ nguyên chức vụ, tiếp tục trọng dụng bà

Theo Bảo tàng phụ nữ Nam bộ, trong buổi tiệc mừng tân khoa, vua Mạc Kính Cung thấy vị tiến sĩ trẻ tuổi có dáng vẻ yêu kiều, thanh tú giống nữ giới. Nhà vua bèn gặng hỏi và bà Nguyễn Thị Duệ đành phải thú thực.
Vua Mạc chẳng những không khép tội mạo danh theo quy chế thi cử thời phong kiến mà còn giữ nguyên học vị của bà và phong là “Diệu Huyền Sao Sa” nghĩa chữ là “Tinh phi” (sao sa) rồi đưa vào cung lập làm Hoàng phi tôn danh Duệ phi.
Bà được vua sủng ái, giao cho việc dạy bảo các phi tần.

4. Bà có chính sách gì thúc đẩy phong trào học tập trong dân chúng?

A

Mở thêm các kỳ thi Hội

B

Mở thêm các kỳ thi ở địa phương xa kinh thành

Theo Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Duệ được coi là người khởi đầu hình thức đào tạo từ xa của đất nước. Bà soạn ra các bộ đề thi rồi gửi về địa phương để tổ chức thi. Sau khi kết thúc, bài thi sẽ được gửi lên cho bà chấm, kết quả được gửi trở lại các địa phương.
Bà cũng khuyến khích phong trào học tập, giúp đỡ học trò nghèo hiếu học, đề cao các nhân tài giúp nước. Đó là hình thức khuyến học đầu tiên của nước ta.

C

Khuyến khích nữ giới tham gia thi cử

D

Mở thêm các kỳ thi Đình

5. Sau khi mất, người dân địa phương lập đền thờ tôn bà là gì?

A

Phúc thần

Về già, bà xuất gia đi tu ở chùa Vụ Nông, hạt Gia Lâm, lấy hiệu Diệu Huyền. Nghị Vương mất, con là Dương Vương lên nối ngôi, triệu bà ra giữ chức Lễ Sư, dạy cung nhân, nên người ta cũng gọi bà là Lễ Phi.
Nguyễn Thị Duệ sống hơn 80 tuổi mới qua đời. Khi mất, người dân địa phương lập đền thờ, tôn bà làm Phúc thần.

B

Bà cô

C

Bà Mẫu

D

Thần Phúc

6. Đền thờ bà Nguyễn Thị Duệ được công nhận là di tích quốc gia năm nào?

A

2011

B

2012

C

2013

D

2014

Năm 2006, UBND tỉnh phê duyệt dự án xây dựng đền thờ Nguyễn Thị Duệ với 1 đền chính, 2 am hóa vàng và sân thượng.
Năm 2012, UBND thị xã Chí Linh và phường Văn An quy hoạch tổng thể khu di tích rộng 50 ha.
Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng di tích quốc gia mộ và đền thờ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ.

Khánh Sơn

Nguồn VTC: https://vtc.vn/nu-tien-si-dau-tien-trong-lich-su-khoa-bang-viet-nam-la-ai-ar849027.html