Nước cam rất bổ dưỡng nhưng cần chú ý điều cấm kỵ này
Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống vào lúc nào cũng được. Thực tế, uống nước cam cũng cần phải khoa học, hợp lý, nếu không sẽ 'sinh độc', hại vô cùng cho sức khỏe.
Không uống nước cam khi uống thuốc
Nước cam không phải là lựa chọn tốt để uống cùng thuốc kháng sinh. Trong nước cam có axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc. Và một khi đã mất đi cấu trúc hóa học đặc biệt, kháng sinh sẽ không còn khả năng diệt khuẩn. Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng.
Nước cam cũng cản trở khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột. Lý do là vì nước cam có chứa một chất tương tự như naringenin, chất làm bất hoạt hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4. Có hai enzym được kích hoạt, thuốc khó được hấp thụ hoàn toàn.
Không dùng khi bị viêm loét dạ dày
Nhiều người cho rằng, nước cam cũng uống được, uống thoải mái. Thực tế không phải vậy, nước cam rất tốt với người này nhưng lại không tốt với người khác.
Nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ợ chua và làm vết loét nặng hơn. Nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bị tiêu chảy, bạn nên pha loãng với nước và uống từng chút một.
Không uống nước cam ngay sau khi ăn
Khi bạn vừa ăn xong mà uống một cốc nước cam thì đúng là không có lợi. Bởi, trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn khiến đường lên men, gây khó tiêu, tức bụng rất khó chịu.
Không uống nước cam vào buổi tối
Không uống nước cam vào buổi tối, vì nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ đi tiểu đêm gây mất ngủ.
Không uống nước cam khi đói
Uống nước cam ngon nhất lúc no, không đói - tức sau khi ăn 1-2 tiếng.
Uống nước cam với sữa
Sự kết hợp này sẽ khiến protein trong sữa phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam gây ảnh hưởng tới tiêu hóa, làm chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy.
Những ai nên hạn chế uống nước cam
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy nên hạn chế uống nước cam vì trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Bên cạnh đó, người bệnh thận cũng nên hạn chế ăn cam. Bởi theo nghiên cứu, ăn 3 quả cam là đã đủ đáp ứng nhu cầu vitamin C mỗi ngày. Nếu chúng ta dùng quá nhiều thì sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiêu thụ quá nhiều vitamin C, tăng lượng axit oxalic chuyển hóa trong cơ thể. Tình trạng này sẽ dẫn tới sỏi tiết niệu và sỏi thận.
Uống nước cam đúng cách
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để uống nước cam là từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa và cần uống ngay sau khi vắt vì nếu để lâu sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C.
Đối với người lớn, chỉ nên uống 1 cốc nước cam trên ngày, tương ứng khoảng 200ml, chứa khoảng 60mg vitamin C, tương đương 100% vitamin C cơ thể cần. Còn với trẻ em, chỉ uống 1/2 quả cam/ngày là đủ.
Riêng đối với phụ nữ mang thai thì lượng vitamin C cần thiết là 80mg nên có thể uống gia tăng lượng nước cam trong ngày nhưng nên chia ra và theo các thời điểm thích hợp đã nêu trên chứ không uống quá nhiều trong một lúc.
Với những người bị sốt, nhất là ở thời điểm dịch như hiện nay thì nên bổ sung nước cam mỗi ngày. Bởi cam có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây sốt, đào thải độc tố gây sốt ra ngoài cơ thể, điều hòa nhiệt độ giúp hạ sốt dễ hơn, kích thích tiêu hóa, cung cấp nước và chất điện giải, ngăn ngừa thiếu máu.
Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/nuoc-cam-rat-bo-duong-nhung-can-chu-y-dieu-cam-ky-nay.html