Nước mía dù tốt cũng thành 'thuốc độc' nếu mắc sai lầm này
Mía là thức ăn mát, ngọt và bổ, được nhiều người ưa thích. Thế nhưng, sử dụng sai cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Uống nước mía có tác dụng:
Chữa suy nhược, thanh nhiệt, nhuận hầu
Chữa ho, hen
Chữa tâm thần bất định
Tất cả đáp án trên
Trong Đông y, mía còn được mệnh danh "Thang thuốc phục mạch", có vị ngọt tính hàn, bổ dưỡng, dùng để chữa suy nhược cơ thể, thanh nhiệt, nhuận hầu họng, chữa ho, hen, nôn mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định.
Uống nước mía giúp hạn chế biến chứng do sốt?
Đúng
Sai
Nước mía đã được chứng minh là mang lại lợi ích cho những người gặp biến chứng do sốt. Trong trường hợp này, bệnh nhân, đặc biệt là các trẻ em nhỏ, thường sốt cao dẫn đến co giật và mất protein. Lúc này, nước mía giúp bổ sung lượng protein bị mất đi và giúp cơ thể phục hồi.
Chất nào trong mía giúp chống sâu răng, hôi miệng?
Kali, vitamin A
Canxi, phốt pho
Vitamin D, protein
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết nước mía chứa nhiều khoáng chất như canxi và phốt pho, giúp củng cố men răng và bảo vệ răng khỏi sâu răng. Ngoài ra, chất dinh dưỡng trong nước mía cũng giúp chống lại chứng hôi miệng do thiếu chất dinh dưỡng.
Dù rất khát, bạn cũng không nên uống quá bao nhiêu ml nước mía/ngày?
120 ml
240 ml
420 ml
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, mọi người chỉ nên uống dao động dưới 240 ml mỗi ngày (không quá 2 ly) là đủ lượng đường khuyến cáo cho người trưởng thành. Đường nạp vào cơ thể còn nhiều nguồn khác nên nguy cơ dư thừa đường rất lớn. Tiêu thụ quá nhiều đường tăng nguy cơ tim mạch, tiểu đường.
Đang sử dụng loại thuốc này không nên uống nước mía:
Thuốc chống đông máu
Thuốc đau dạ dày
Thuốc điều trị viêm gan
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, mọi người không uống nước mía khi đang dùng những loại thuốc bổ hay thuốc chống đông máu để tránh gây tương tác thuốc.
Người bị lạnh bụng, tiêu chảy dùng nước mía để giúp cải thiện tình trạng này?
Đúng
Sai
Do tính hàn, lương và hàm lượng đường cao nên những người tỳ vị hư hàn có đường tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng... không nên uống nước mía thường xuyên. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.
Phụ nữ mang thai cần lưu ý gì khi uống nước mía?
Không nên uống quá 200 ml/ngày
Dùng ngay sau khi ép xong
Được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ không nên dùng
Tất cả đáp án trên
ThS.BS Trịnh Văn Du, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội, cho biết loại nước này rất tốt cho bà bầu vì có thể bù nước, điện giải, chống nghén cho các mẹ nôn nhiều. Tuy nhiên, mẹ cầu cần lưu ý không uống quá 200 ml/ngày, dùng ngày sau khi ép xong và không sử dụng khi đang tiểu đường thai kỳ.
Vắt quất (trái tắc) vào nước mía giúp giảm lượng đường?
Đúng
Sai
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho hay việc cho quất vào nước mía chỉ làm giảm vị dịu ngọt, chứ thực tế không làm giảm hàm lượng đường có trong cốc nước mía. Trong 100 ml nước mía có 20 g đường, khi cho quất hay đá vào thì lượng nước tăng lên nhưng lượng đường không thay đổi.