Nước rút đưa cao tốc Nha Trang – Cam Lâm vào khai thác giữa năm 2023
Cao tốc Bắc Nam đoạn Nha Trang – Cam Lâm đang bước vào giai đoạn thi công cao điểm để đảm bảo đưa dự án vào khai thác vào giữa năm 2023, vượt tiến độ 3 tháng.
Cao tốc Bắc Nam đoạn Nha Trang – Cam Lâm đang bước vào giai đoạn thi công cao điểm để đảm bảo đưa dự án vào khai thác vào giữa năm 2023, sớm hơn so với kế hoạch 3 tháng theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải.
Với chiều dài hơn 49km, cao tốc Nha Trang – Cam Lâm có điểm giao với Hương lộ 62 tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, điểm cuối tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh (Khánh Hòa). Đây là một trong 3 dự án thành phần cao tốc được đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư), do Công ty TNHH đầu tư đường cao tốc Nha Trang- Cam Lâm (thuộc Tập đoàn Sơn Hải) làm chủ đầu tư.
Dự án được khởi công từ tháng 9/2021 trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và thời tiết bất lợi. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, các cấp chính quyền và chủ đầu tư vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn để khẩn trương thi công. Trên công trường với 3 gói thầu luôn duy trì khoảng 1.500 công nhân, hoạt động 3 ca liên tục. Nhờ đó, đến nay sau hơn một năm thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đã có những bứt tốc về tiến độ.
Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang Cam Lâm (doanh nghiệp dự án), tính đến hết 31/10/2022, dự án đã triển khai thi công xây dựng đạt 53,4% giá trị của hợp đồng và cam kết sẽ hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Chia sẻ thêm về tiến độ dự án, lãnh đạo doanh nghiệp dự án cho hay, về phần đường nhiều đoạn tuyến đã hoàn thành việc thảm bê tông nhựa C19, một số đoạn tuyến các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện nền đường sau đó sẽ đẩy mạnh thi công lớp áo đường (bê tông nhựa). Về phần cầu, đã triển khai thi công tất cả các cầu trên tuyến, nhiều cầu đã thi công gác dầm cầu. Song song với đó, các nhà thầu đã thi công cống thoát nước, hầm chui dân sinh…
Tại dự án cao tốc Nha Trang – Cam Lâm ngoài nhiều công trình cầu vượt sông, vượt nút giao thì còn có một hạng mục rất quan trọng là hầm Dốc Sạn thuộc gói thầu XL3, hầm này có chiều dài hơn 750 m (gồm 2 ống A và B).
Theo lãnh đạo doanh nghiệp dự án, ngay từ thời điểm khởi công, nhà đầu tư đã xác định đây là công trình quan trọng, tiến độ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến toàn dự án. Vì vậy nhà đầu tư đã có chỉ đạo tập trung nhiều máy móc, thiết bị nhân lực để hoàn thành sớm công trình. Nhờ vậy, giữa tháng 5/2022 vừa qua hầm Dốc Sạn đã được đào thông, vượt tiến độ 3 tháng. Hiện nhà thầu đã hoàn thành đào vòm hầm và gia cố, đang triển khai thi công hệ thống thoát nước ngoài hầm, gia cố cửa hầm, chống thấm hầm.
Đánh giá chung về tình hình triển khai dự án cao tốc Nha Trang – Cam Lâm, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đánh giá cao nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã nỗ lực vượt khó khăn về bão giá, dịch bệnh để huy động nhân, vật lực, thi công 3 ca ngày đêm không nghỉ để bảo đảm và vượt tiến độ so với hợp đồng cam kết.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu doanh nghiệp dự án cần xây dựng chi tiết tiến độ, không chủ quan vì còn rất nhiều yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Do đó, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đề nghị địa phương, các đơn vị liên quan phối hợp với doanh nghiệp dự án khẩn trương hoàn thành các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng còn lại tại các tuyến kết nối cao tốc tạo điều kiện cho nhà đầu tư thi công thuận lợi.
Trong một diễn biến liên quan, Tập đoàn Sơn Hải vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải xin đầu tư 2 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. Theo đó, Tập đoàn Sơn Hải nhấn mạnh, 2 trạm dừng nghỉ này cần được đầu tư trước khi cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đưa vào khai thác giữa năm 2023.
Cụ thể, Tập đoàn Sơn Hải đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tải, xem xét và cho phép cho nhà đầu tư được thực hiện đầu tư trạm dừng nghỉ của Dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm tại tại lý trình Km24+500 của dự án (thuộc xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa). Số lượng trạm dừng nghỉ trên đoạn tuyến là 2 trạm (bố trí hai bên đường cao tốc) với quy mô xây dựng khoảng 20ha.
Các trạm dừng nghỉ do Sơn Hải đề xuất bao gồm bãi đỗ xe, khu ăn uống, khu vệ sinh, cây xăng dầu, khu du lịch và đặc biệt là siêu thị mini để quảng bá các sản phẩm, đặc sản của tỉnh Khánh Hòa.
Theo Quyết định số 2351/QĐ – BGTVT ngày 31/10/2018 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, hạng mục trạm dừng nghỉ của dự án do nhà đầu tư tự bỏ kinh phí thực hiện đầu tư, xây dựng và quản lý kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Việc đầu tư, xây dựng, kinh doanh trạm dừng nghỉ sẽ được xem xét quyết định khi có ý kiến chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.
Tập đoàn Sơn Hải cho biết, để hoàn thiện kết cấu hạ tầng của tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông khi đưa dự án vào vận hành khai thác đồng bộ với tiến độ thi công xây dựng theo kiến nghị của Hội đồng kiểm tra Nhà nước, việc đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ của dự án là cần thiết và phải thực hiện sớm.
Tập đoàn Sơn Hải cho biết, để hoàn thiện kết cấu hạ tầng của tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông khi đưa dự án vào vận hành khai thác đồng bộ với tiến độ thi công xây dựng theo kiến nghị của Hội đồng kiểm tra Nhà nước, việc đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ của dự án là cần thiết và phải thực hiện sớm.
Dự án cao tốc Bắc - nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm có chiều dài hơn 49 km. Giai đoạn phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m. Tổng mức đầu tư dự án hơn 5.524 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn nhà đầu tư hơn 2.556 tỷ đồng, nguồn vốn nhà nước tham gia trong dự án khoảng hơn 2.967 tỷ đồng.
Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận, việc nhà đầu tư cam kết rút tiến độ 3 tháng so với hợp đồng có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn. Bởi khi công trình này được đưa vào khai thác sẽ từng bước hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải, phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển giao thông vận tải; kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị các tỉnh Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và đảm bảo an ninh, quốc phòng./.
Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận, việc nhà đầu tư cam kết rút tiến độ 3 tháng so với hợp đồng có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn. Bởi khi công trình này được đưa vào khai thác sẽ từng bước hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải, phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển giao thông vận tải.
Đồng thời, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị các tỉnh Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và đảm bảo an ninh, quốc phòng./.