Nuôi cá bống mú lồng bè

Cá bống mú là loài cá biển có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Hiện nay, chúng được nuôi khá phổ biến tại các vùng ngập mặn, vùng ven biển trong tỉnh. Hình thức nuôi phổ biến: nuôi trong vuông tôm kết hợp các loại thủy sản khác; nuôi hầm đất hoặc nuôi lồng bè gần các cửa sông, cửa biển.

Theo lời của các hộ dân nuôi cá bống mú ở ấp Gò Công Ðông, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, trước đây bà con thường tận dụng ao đất nuôi tôm công nghiệp bỏ trống để nuôi cá bống mú. Tuy nhiên, nuôi cá bống mú trên ao đất có hạn chế là cá chậm lớn, dễ nhiễm bệnh nếu nuôi lặp lại nhiều đợt. Từ đó, bà con chọn phương pháp nuôi thả lan trong vuông tôm; hoặc nếu nuôi với số lượng lớn trong ao đất thì khi cá lớn 300-500 gram sẽ thả xuống lồng bè, trong vuông tôm, kết hợp cho ăn các loại cá tạp. Những hộ không có đất sản xuất thì nuôi hẳn trong lồng bè ven sông, gần cửa biển có dòng thủy triều và phù sa.

Mô hình nuôi cá bống mú giúp nhiều hộ dân ở xã Nguyễn Việt Khái nói riêng, hộ dân ở các địa bàn vùng ngập mặn, ven biển trong tỉnh nói chung có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ông Lâm Văn Kía, có 2 ha đất vuông. Ngoài thu nhập từ vuông tôm khoảng 40 triệu đồng/năm, ông Kía cải tạo ao đất khoảng 200 m2, thả 150 con cá bống mú, khi cá lớn 300 gram thì thả ra lồng bè trong vuông, khoảng 5 tháng nuôi thì thu hoạch, cho thu nhập thêm khoảng 40 triệu đồng.

Ông Lâm Văn Kía, có 2 ha đất vuông. Ngoài thu nhập từ vuông tôm khoảng 40 triệu đồng/năm, ông Kía cải tạo ao đất khoảng 200 m2, thả 150 con cá bống mú, khi cá lớn 300 gram thì thả ra lồng bè trong vuông, khoảng 5 tháng nuôi thì thu hoạch, cho thu nhập thêm khoảng 40 triệu đồng.

Cách đây 5 năm, anh Hồ Văn Hậu (bìa trái) nuôi thử nghiệm cá bống mú trong ao đất, cũng đạt hiệu quả, tuy nhiên sau vài vụ nuôi thì cá dễ nhiễm bệnh, chậm lớn. Hiện nay anh nuôi 2 lồng bè ven sông: 2 lồng lớn khoảng 6 m2/100 con giống/lồng bè và 1 lồng nhỏ hơn để dèo cá con dành nuôi nối vụ; sau 6-8 tháng nuôi là thu hoạch.

Cách đây 5 năm, anh Hồ Văn Hậu (bìa trái) nuôi thử nghiệm cá bống mú trong ao đất, cũng đạt hiệu quả, tuy nhiên sau vài vụ nuôi thì cá dễ nhiễm bệnh, chậm lớn. Hiện nay anh nuôi 2 lồng bè ven sông: 2 lồng lớn khoảng 6 m2/100 con giống/lồng bè và 1 lồng nhỏ hơn để dèo cá con dành nuôi nối vụ; sau 6-8 tháng nuôi là thu hoạch.

Anh Hồ Văn Hậu không đất sản xuất nên tận dụng nuôi cá bống mú trong lồng bè ven sông, cũng từ đây cùng với ý chí vươn lên, giúp gia đình anh thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Anh Hồ Văn Hậu không đất sản xuất nên tận dụng nuôi cá bống mú trong lồng bè ven sông, cũng từ đây cùng với ý chí vươn lên, giúp gia đình anh thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Vợ chồng anh Hồ Văn Hậu, chị Trần Thị Mai Thi nay đã thoát nghèo, một phần nhờ thu nhập từ mô hình nuôi cá bống mú trong lồng bè.

Vợ chồng anh Hồ Văn Hậu, chị Trần Thị Mai Thi nay đã thoát nghèo, một phần nhờ thu nhập từ mô hình nuôi cá bống mú trong lồng bè.

Vợ chồng anh Nguyễn Thành Nhân, có 5,2 ha nuôi tôm, cua, sò huyết kết hợp cá bống mú, thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập từ cá bống mú khoảng 30 triệu đồng.

Vợ chồng anh Nguyễn Thành Nhân, có 5,2 ha nuôi tôm, cua, sò huyết kết hợp cá bống mú, thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập từ cá bống mú khoảng 30 triệu đồng.

Loan Phương thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/nuoi-ca-bong-mu-long-be-a33188.html