Nuôi con 'hiền như đất' mê bơi lội, ông nông dân đều như 'vắt chanh' thu 3 tỷ đồng/năm

Sau nhiều lần thất bại làm giàu, nông dân Hồ Nhuận Đăng Sơn chuyển qua nuôi con vật quen thuộc 'hiền lành' nào ngờ bỏ túi đều tay 3 tỷ đồng.

Nuôi cá cảnh đều tay thu tiền tỷ

Ông Hồ Nhuận Đăng Sơn là một trong những hộ nông dân tiêu biểu đã "đánh thức" vùng đất ở quê hương để xây dựng thành công trang trại nuôi cá cảnh bạc tỷ của gia đình.

Từng tiết lộ về cơ duyên đến với nghề nuôi cá cảnh các loại và kinh doanh cá cảnh, ông Hồ Nhuận Đăng Sơn cho hay, sau khi ra trường năm 1992, với vốn kiến thức được học từ Khoa Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, ông bắt tay vào nuôi gà công nghiệp với quy mô lớn. Tuy nhiên mọi sự cố gắng đều "đổ bể" khi đợt dịch bệnh cúm gia cầm năm 2003 đã làm cho bao vốn liếng của ông gần như tiêu tan.

Trắng tay khi nuôi gà, ông Đăng Sơn không nản chí quyết khởi nghiệp lại từ đầu. Đứng dậy sau thất bại, ông Sơn bắt đầu tìm tòi và chuyển sang đầu tư vào nuôi cá cảnh. Nhận thấy nghề nuôi cá cảnh nhiều tiềm năng người kỹ sư nông nghiệp nhiều hoài bão nãy đã "tất tay" quyết làm cho bằng được.

Nuôi cá cảnh đúng cách, ông nông dân đều tay "bỏ túi" tiền tỷ. Ảnh: Báo Dân Việt.

Nuôi cá cảnh đúng cách, ông nông dân đều tay "bỏ túi" tiền tỷ. Ảnh: Báo Dân Việt.

Nói thêm về cái duyên đến với nghề nuôi cá cảnh với Dân Việt, ông Sơn cho biết: "Muốn nuôi cá cảnh hiệu quả, người nuôi phải có tính kiên trì, đam mê và có vốn hiểu biết về cá. Lúc đầu khi mới chuyển sang nuôi cá, tôi phải cố gắng học tập qua sách, báo và tham gia các đợt đào tạo ngắn hạn của các trường chuyên về thủy sản. Ngoài ra, tôi còn đi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với những anh em có chung niềm đam mê cá cảnh trong và ngoài tỉnh. Nhờ đó mà vốn kiến thức về cá cảnh của tôi ngày càng nhiều hơn và việc sản xuất, kinh doanh cá cũng đạt hiệu quả cao hơn".

Dù đã mất nhiều công sức và tiền của cho lần khởi nghiệp đầu nhưng lần làm lại này ông Sơn quyết vực dậy. Theo đó, trước khi bắt tay vào nuôi cá cảnh, ông tìm hiểu và học hỏi từ những người đi trước, ông Sơn biết được loài cá dĩa Nam Mỹ có nhiều chủng loại và là loài cá có tiềm năng cao, dễ nhân giống, lai tạo và được thị trường ưa chuộng. Ban đầu, ông Sơn chỉ mua cá con về nuôi, khi đủ lớn thì bán. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, ông phát hiện và nghiên cứu lai tạo ra nhiều loại giống và ươm cá con cung cấp cho thị trường cá cảnh.

Chỉ sau thời gian ngắn với vài lứa cá đầu, ông bán lẻ cho thương lái, để có thêm vốn tái sản xuất và đầu tư mở rộng thêm. Đến khi mở rộng diện tích trang trại số lượng cá tương đối nhiều, ông chủ động tìm đến các cửa hàng kinh doanh cá cảnh trong và ngoài tỉnh để liên kết tiêu thụ. Nhờ sản phẩm đẹp, đa dạng và đáp ứng được thị hiếu của người chơi cá cảnh, cá cảnh của ông có đầu ra ổn định.

Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm sau nhiều năm, ông nông dân này có khoảng 300 hồ kính, 500 bể bạt để nuôi, ươm cá dĩa, cá bảy màu và 1,2ha ao nuôi để ươm các loại cá cảnh như trân châu, hồng tượng,...

Trời không phụ lòng người, những cố gắng không biết mệt mỏi của ông Sơn đã được đền đáp. Doanh thu trung bình hàng năm từ mô hình nuôi cá cảnh, kinh doanh cá cảnh của gia đình ông khoảng 3 tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn hợp tác với nhiều hộ nuôi, ươm cá ở trong và ngoài tỉnh để cung cấp cá cảnh ra thị trường trong nước và thế giới.

Theo ông Sơn, cá cảnh được bán theo số lượng đầu con chứ không phải cân nặng nên người nuôi cá cảnh không cần đặt nặng vấn đề cá phải lớn nhanh mà chú trọng đặc biệt vào ngoại hình, màu sắc cá. Cá càng có ngoại hình đẹp, chủng loại càng quý thì càng bán được giá.

Không ngại đầu tư trang trại nuôi cá tiền tỷ, tại cơ sở của ông Sơn có rất nhiều chủng loại cá dĩa Nam Mỹ như cá dĩa bồ câu, cá dĩa Đỏ,… trong đó, cá dĩa Albino (cá dĩa bạch tạng) được ưa chuộng nhất và có giá bán dao động từ 800 ngàn đến vài triệu đồng/cặp bố mẹ".

Khi đã có doanh thu đều tay tiền tỷ, ông Sơn trau dồi thêm kiến thức và nghiên cứu thêm về loài cá dĩa với mong muốn vừa giảm giá thành, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, qua đó tăng lợi nhuận cho người nuôi cá cảnh.

Nhờ chăm chỉ làm ăn, mô hình nuôi cá cảnh các loại, kinh doanh cá cảnh, ông Hồ Nhuận Đăng Sơn liên tục 10 năm liền, ông Sơn được công nhận Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh, 5 năm liền là Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp Trung ương.

Tương tự ông Sơn, anh Cường ở Tp.HCM có tiếng không những trong vùng mà còn nổi danh tại một số tỉnh, thành với mô hình làm giàu từ nuôi cá cảnh.

Anh nông dân nuôi cá cảnh, thu tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Kinh tế & Đô thị.

Anh nông dân nuôi cá cảnh, thu tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Kinh tế & Đô thị.

Theo Kinh tế & Đô thị hơn 20 năm trước, từ Tây Ninh anh Cường lên Tp.HCM học đại học rồi lập gia đình. Lần đầu khởi nghiệp vào năm 2004, anh Cường bắt đầu nuôi kinh doanh cá cảnh, và gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, vốn ít, khi xảy ra bệnh cá lại không biết cách chữa trị. Thời điểm đó mạng internet chưa phổ biến, mặt khác không có ai hướng dẫn cách trị bệnh cá, nên anh Cường tự tìm kiến thức trên sách vở. Đến khi nắm được ít "mẹo" trị bệnh cá, thì chào hàng không ai mua. Do đó, anh Cường phải gửi các cửa hàng cá cảnh bán giúp, khi họ bán hết anh mới lấy tiền.

Khi nhắc về những thú chơi tao nhã, người xưa có câu "chơi cá dưỡng tâm, chơi cây dưỡng trí, chơi chim dưỡng thần". Anh Cường không chỉ chọn thú vui dưỡng tâm mà còn khởi nghiệp với mô hình nuôi cá cảnh. Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ mọi sự cố gắng của anh cũng được đền đáp cứng đáng.

Với mô hình nuôi cá cảnh trên diện tích 3 ha (đất nhà và thuê), mỗi năm anh Cường thu nhập trên 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho 16 lao động (người ít nhất 5 triệu đồng/tháng, cao nhất 10 triệu đồng/tháng). Với vai trò là tổ trưởng tổ cá cảnh, anh đã vận động 11 hộ vào tổ để cùng áp dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất. Ngoài ra, anh Cường còn tích cực dạy miễn phí nghề nuôi cá cảnh (kỹ thuật nuôi, chọn giống, nhân giống, nuôi đến cá lớn…), bao tiêu sản phẩm cho tổ hợp tác, góp phần tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và thoát nghèo bền vững ở địa phương.

Thú chơi cá cảnh đòi hỏi người chơi phải thật sự yêu thích, đam mê

Chơi cá cảnh là một thú chơi đòi hỏi người chơi phải thật sự yêu thích, đam mê. Cũng giống như cây cảnh, nghề kinh doanh cá cảnh đòi hỏi người chủ kinh doanh trước hết phải là người sành chơi cá. Thông thường các loài cá cảnh đều tương đối dễ nuôi nếu biết cách và hiểu được đặc tính của cá. Vì vậy, người chơi cá phải là người rành về các kỹ thuật nuôi cá, đặc tính của cá.

Thú chơi cá cảnh thu hút sự chú ý của nhiều người. Ảnh minh họa.

Thú chơi cá cảnh thu hút sự chú ý của nhiều người. Ảnh minh họa.

Thú chơi cá cảnh thường không giới hạn tuổi tác hay công việc. Không chỉ lựa chọn cá, để thú chơi cá trọn vẹn, người chơi còn phải kỳ công lựa chọn, thiết kế bể cá đúng gu thẩm mĩ mới thỏa thú chơi. Hiện nay, trên thị trường cá cảnh, các thiết bị để đáp ứng cho thú chơi này cũng vô cùng phong phú. Đơn giản nhất là các loại bể cá bằng thủy tinh. Người chơi có thể trang trí tùy thích với những loại cây giả, hòn non bộ giả...

Những năm trở lại đây, dân chơi cá bắt đầu chuyển hướng sang thú chơi cá bằng bể cá thủy sinh. Bể thủy sinh được tạo ra từ những nguyên liệu thật như cát, đá, sỏi, gỗ lũa và các loại cây thủy sinh... theo phong cách của từng người.

Điều đáng nói không kém gì thú chơi chữ, chơi tranh, đá, gỗ... của người xưa, chơi bể cá, hồ cá của dân "chơi" hiện nay cũng đang trở thành một thú chơi tao nhã. Và để thỏa mãn thú chơi tao nhã ấy, nhiều người không ngần ngại bỏ thời gian, công sức để đầu tư cho những chiếc bể cá khiến chúng không khác gì một thế giới dưới nước thu nhỏ. Nếu muốn bắt đầu nuôi cá cảnh bạn nên tìm hiểu cách nuôi trước khi xuống tiền để tránh mất "tiền oan".

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nuoi-con-hien-nhu-dat-me-boi-loi-ong-nong-dan-deu-nhu-vat-chanh-thu-3-ty-dong-nam-204240831172101908.htm