Ở Cà Mau có một Ni sư như thế

Ni sư không nói nhiều về kinh điển, lý luận Phật giáo hay bản thân cùng các hoạt động của Cô và tập thể tăng ni Cà Mau, Ni sư thường lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu. Ni sư Diệu Chánh rất kiệm lời. Từ một cán bộ phòng lương thực ở Đầm Dơi của tỉnh Minh Hải cũ, giác ngộ, quy y, đoạn đường hành trì tu học mấy mươi năm của Ni sư thấm đẫm tình người, đúng phương châm mang sự phục vụ chúng sinh cúng dường chư Phật. Sự tu, sự học, hành trì, phục vụ của Ni sư Thích nữ Diệu Chánh rất gần gũi với bà con miền đất phù sa mặn, qua ni sư, đồng bào thấy Phật dễ hiểu, dễ học, thân thương không cao siêu xa cách.

Ni sư không nói nhiều về kinh điển, lý luận Phật giáo hay bản thân cùng các hoạt động của mình, cũng không nói về tập thể tăng, ni Cà Mau, Ni sư thường lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu. Ni sư Diệu Chánh rất kiệm lời. Từ một cán bộ phòng lương thực ở Đầm Dơi của tỉnh Minh Hải cũ, giác ngộ, quy y, đoạn đường hành trì tu học mấy mươi năm của Ni sư thấm đẫm tình người.

Đúng phương châm mang sự phục vụ chúng sinh cúng dường chư Phật, sự tu, sự học, hành trì, phục vụ của Ni sư Thích nữ Diệu Chánh rất gần gũi với bà con miền đất phù sa mặn, qua ni sư, đồng bào thấy Phật dễ hiểu, dễ học, thân thương không cao siêu xa cách.

Tác giả: Nguyễn Thành Công

Nói đến Phật giáo Cà Mau bà con đều biết đến pháp danh Thích Nữ Diệu Chánh, không phải bởi đức cao vọng trọng trong giáo hội, học hàm học vị, chỉ bởi nhiệt tâm lâu dài không mệt mỏi của Ni sư trong công tác từ thiện nhân đạo.

Ni sư Diệu Chánh

Ni sư dường như lúc nào cũng bận, khi thì được biết Cô đang thuyết giảng ở chùa nào đó trong tỉnh, lúc dẫn đoàn từ thiện từ các địa phương đến Cà Mau giúp người nghèo, hoặc xây nhà tình thương, cầu từ thiện… Bao nhiều lần đủ duyên được đảnh lễ Ni sư đều để lại dư vị đậm đà của sự nghiệp nhân ái mà Ni sư đã đeo đuổi.

Cô về đây, Chùa Kim Sơn (phường 6, Cà Mau) từ lúc cổ tự còn đơn sơ, giờ khang trang cũng nhờ bà con phật tử các nơi hùn phước xây dựng”. Kim Sơn tự đã có giảng đường lớn, đang ở giai đoạn hoàn thành nhà Hậu tổ kiên cố ngay sau chính điện cũ, một phòng thuốc nam từ thiện… Các khóa hạ dành cho ni của tỉnh đều tổ chức tại nơi đây.

Cà Mau phù sa mặn, sống rạch chằng chịt, nhu cầu về cầu rất lứn, và ni sư dấn thân vận động hùn phước xây cầu nông thôn, đến nay con số cầu đã nhiều ở mức chính ni sư cũng không nhớ cụ thể. Đường từ kênh xáng Bạc Liêu- Cà Mau dẫn vào Chùa Kim Sơn cũng qua mấy chiếc cầu từ thiện như vậy.

Ni sư Diệu Chánh cùng các em học sinh khi đi hoạt động giúp các điểm trường

Nhiều hoàn cảnh khó, nghèo, bất hạnh đã được ni sư giúp đỡ bằng hiện vật, hiện kim, sự an ủi động viên. Khi đại dịch Covid- 19 bùng phát mạnh, Ni sư khi thì ở Sài Gòn, lúc Miền Trung cùng đoàn của phật giáo Cà Mau mang tình thương, sự san sẻ đến những mái nhà đồng bào đang cần hỗ trợ. Ngay tại Chùa Kim Sơn quý ni và phật tử nấu, chế biến các chai nước mang đến các khu cách ly tập trung.

Ni sư Diệu Chánh cùng chia sẻ Phật pháp qua những câu chuyện đời thường

Sự tu, sự học, hành trì, phục vụ của Ni sư Thích nữ Diệu Chánh rất gần gũi với bà con miền đất phù sa mặn, qua ni sư, đồng bào thấy Phật dễ hiểu, dễ học, thân thương không cao siêu xa cách. Những dòng này chân thành viết về Ni sư Thích nữ Diệu Chánh, Phó Ban trị sự, Trưởng ban từ thiện xã hội Phật giáo Cà Mau.

Tác giả: Nguyễn Thành Công

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/o-ca-mau-co-mot-ni-su-nhu-the.html