Ô nhiễm không khí đã giết chết 5 triệu người trên thế giới trong năm 2017
Một báo cáo vừa được công bố hôm thứ Tư cho biết, ô nhiễm không khí đã giết chết 5 triệu người trên thế giới vào năm 2017, là sát thủ đứng trên cả hút thuốc lá, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ chiếm một nửa tổng số ca tử vong.
Tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà được ước tính đã góp phần gây ra gần 5 triệu ca tử vong trong năm 2017, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ báo cáo có khoảng 1,2 triệu ca tử vong ở mỗi nước.
Báo cáo nhấn mạnh ô nhiễm không khí chung làm giảm tuổi thọ trung bình 20 tháng trên toàn thế giới. Theo báo cáo, trên khắp thế giới, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong hơn những yếu tố gây ra tử vong vẫn được nhắc đến nhiều như suy dinh dưỡng, sử dụng rượu và không hoạt động thể chất. "Mỗi năm, nhiều người chết vì bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí hơn là tai nạn giao thông đường bộ hoặc sốt rét", báo cáo viết.
Báo cáo State Of Global Air 2019 (SOGA2019) do Viện Hiệu ứng Y tế (HEI) có trụ sở tại Boston đưa ra, lưu ý rằng ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ trung bình 20 tháng trên toàn thế giới, lớn hơn cả việc hút thuốc. "Điều này có nghĩa là một đứa trẻ được sinh ra hôm nay trung bình sẽ chết sớm hơn 20 tháng so với tuổi thọ trong trường hợp không có ô nhiễm không khí" (SOGA2019).
Nhìn chung, mười quốc gia có gánh nặng tử vong cao nhất do ô nhiễm không khí năm 2017 là Trung Quốc (1,2 triệu), Ấn Độ (1,2 triệu), Pakistan (128.000), Indonesia (124.000), Bangladesh (123.000), Nigeria (114.000), Hoa Kỳ (108.000), Nga (99.000), Brazil (66.000) và Philippines (64.000) - báo cáo nêu rõ.
Ước tính tuổi thọ là một điểm mới trong báo cáo năm nay. Theo một phân tích về dữ liệu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GDB) từ năm 2016, báo cáo ghi nhận phơi nhiễm ô nhiễm không khí chung làm giảm tuổi thọ trung bình 20 tháng trên toàn thế giới. "Khi được xem xét riêng biệt, việc tiếp xúc với PM2.5 trong không khí xung quanh chịu trách nhiệm giảm hơn 1 năm tuổi thọ, ô nhiễm không khí trong gia đình phải chịu trách nhiệm cho việc giảm 9 tháng tuổi thọ và ozone chịu trách nhiệm giảm chưa đầy 1 tháng tuổi thọ", theo SOGA2019.
Hơn nữa, trong năm 2017, phơi nhiễm với PM2.5 là yếu tố nguy cơ hàng đầu thứ ba gây ra tử vong do tiểu đường tuýp 2 và tuổi thọ điều chỉnh theo bệnh tật (DALYs), sau lượng đường trong máu cao và chỉ số trọng lượng cơ thể cao. "Theo điều tra, trong khi tỷ lệ bệnh tiểu đường đã tăng lên trên tất cả các quốc gia thì gánh nặng lớn nhất được tìm thấy ở Trung Quốc và Ấn Độ chứng tỏ sự ảnh hưởng của PM2.5 lên căn bệnh này", báo cáo nêu rõ.
Các loại tử vong trong khu vực do ô nhiễm không khí hộ gia đình phản ánh quy mô dân số và tỷ lệ dân số sử dụng nhiên liệu rắn trong sinh hoạt gia đình. "Số người chết nhiều nhất là ở Ấn Độ (482.000) với 60% dân số nấu bằng nhiên liệu rắn, tiếp theo là Trung Quốc (271.000) với 32% dân số sử dụng nhiên liệu rắn. Cùng với nhau, hai quốc gia lớn này chiếm khoảng 46% số ca tử vong và khoảng 37% số người tử vong do bệnh tật gây ra từ ô nhiễm không khí gia đình”, SOGA2019 lưu ý.
Phơi nhiễm lâu dài với ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà được ước tính đã góp phần gây ra gần 5 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong năm 2017, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ báo cáo 1,2 triệu ca tử vong mỗi nước. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh rằng: "Những cải cách pháp lý lớn của Trung Quốc dường như đang thúc đẩy giảm đáng kể phơi nhiễm PM2,5".
Cụ thể ở Trung Quốc, báo cáo lưu ý rằng ô nhiễm PM2.5 đã được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây nhưng vẫn cao hơn chỉ tiêu nghiêm ngặt của WHO.
Theo SOGA2019: "Năm 2017, ước tính có khoảng 852.000 ca tử vong là do phơi nhiễm PM2.5 tại Trung Quốc. Cho đến nay, phơi nhiễm ôzôn vẫn không thay đổi nhiều dù Trung Quốc đã có nhiều hành động nhằm làm giảm ô nhiễm ôzôn. Đã có thêm 178.000 ca tử vong liên quan đến bệnh hô hấp ở Trung Quốc vào năm 2017 do ô nhiễm ôzôn được báo cáo”.
Mặc dù ô nhiễm không khí của Trung Quốc vẫn còn tồi tệ hơn mức trung bình trên toàn cầu, nhưng những cải thiện đáng chú ý trong những năm gần đây mang lại lợi ích đáng kể cho dân số Trung Quốc. Báo cáo nhấn rằng những nỗ lực quản lý chất lượng không khí đang cải thiện nhanh chóng và đáng kể chất lượng không khí ở cả Trung Quốc và trên khắp thế giới".
Báo cáo State of Global Air là một báo cáo thường niên được thực hiện bởi HEI hợp tác với Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Washington, Đại học British Columbia và Đại học và Texas.