OPEC 'rủ rê' Namibia gia nhập nhóm này
Theo một quan chức công nghiệp châu Phi và các nguồn tin tiết lộ cho Reuters, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ mở rộng (OPEC+), trong thời gian gần đây vắng bóng Angola và các thành viên khác, hiện họ đang cân nhắc về tiềm năng gia nhập của Namibia. Namibia được xem là ứng cử viên trở thành nhà xuất dầu mỏ lớn thứ tư châu Phi trong thập kỷ tới.
TotalEnergies và Shell đã tiến hành khảo sát và ước tính trữ lượng dầu mỏ ở Namibia, được biết lên tới 2,6 tỷ thùng. Nhờ những phát hiện này, Namibia dự kiến sẽ bắt đầu khai thác dầu mỏ vào khoảng năm 2030.
Theo các nguồn tin cho biết, mục tiêu trước mắt của OPEC+ là thu hút Namibia tham gia Hiến chương hợp tác. Hiến chương này tạo nền tảng cho các cuộc thảo luận dài hạn về thị trường năng lượng. Brazil đã chính thức gia nhập vào tháng 1.
Theo ông NJ Ayuk, Chủ tịch điều hành Phòng Năng lượng Châu Phi, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), nhóm xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, cùng với Nga và các quốc gia khác hợp thành OPEC+ đang bày tỏ mong muốn Namibia trở thành thành viên chính thức. Ông Ayuk cho biết ông đã tham gia thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa hai bên.
OPEC đã bắt đầu “chiến dịch thu hút” đồng thời cho biết vẫn chưa rõ kết quả của các cuộc đàm phán trong giai đoạn này.
OPEC không trả lời ngay lập tức yêu cầu về phản hồi. Trong bài trích dẫn vào hồi tháng 2, Tổng thư ký OPEC, ông Haitham Al Ghais, cho biết rằng OPEC đang thảo luận với một số quốc gia về việc gia nhập Hiến chương, nhưng không tên cụ thể.
Sau đó OPEC đã tweet rằng ông Al Ghais đã gặp Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Namibia, chính là ông Tom Alweendo, tại hội nghị ở Nigeria, nơi họ đã thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa OPEC và Namibia về “Hiến chương hợp tác”.
Theo báo cáo của S&P Commodity Insights, hay còn được gọi là Platts, năm ngoái, Ủy viên Dầu khí Namibia Maggy Shino đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập “gia đình” OPEC.
Tuy nhiên, vào tháng 3, Bộ trưởng Alweendo chia sẻ với hãng tin Reuters rằng việc gia nhập OPEC không nằm trong chương trình nghị sự và không cho biết liệu Namibia có đang xem xét gia nhập Hiến chương hay không.
Ông đưa ra lời phát biểu: “Không ai yêu cầu chúng tôi gia nhập OPEC. Các thành viên OPEC là các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn và chúng tôi vẫn chưa đạt đến mức đó”. “Chỉ sau khi bắt đầu khai thác thì chúng tôi mới có thể xem xét việc gia nhập”.
Theo ông Ayuk, cũng là diễn giả tại sự kiện này, các cuộc thảo luận giữa OPEC và chính phủ Namibia có thể sẽ tiếp tục vào cuối tháng 4 khi ông M. Al Ghais, thành viên của OPEC chia sẻ tại hội nghị năng lượng ở Namibia.
Thập kỷ tiếp theo
Ông Pranav Joshi từ công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy chia sẻ với hãng tin Reuters, rằng khoảng 2,6 tỷ thùng dầu đã được phát hiện ở Namibia trong thập kỷ này.
Ngoài Total và Shell, các công ty như Chevron, Rhino Resources, Eco Atlantic Oil & Gas và Galp Energia cũng đang tiến hành các hoạt động thăm dò và ước lượng.
Theo ước tính của Joshi, dựa trên các phát hiện hiện có, Namibia dự kiến sẽ đạt công suất khai thác tối đa 700.000 thùng/ngày (bpd) trong thập kỷ tới.
Con số này thấp hơn so với Angola ở mức 1,1 triệu bpd, nhưng ông Joshi cho biết rằng Namibia có thể gia tăng khả năng khai thác nhờ những nỗ lực thăm dò mới đầy hứa hẹn.
Tháng 12 năm ngoái, Angola đã chính thức từ bỏ tư cách thành viên của OPEC. Lý do chính cho quyết định này bắt nguồn từ hạn mức khai thác thấp hơn dự kiến từ OPEC+, và nhóm các thành viên cũng đã thực hiện cắt giảm sản lượng chung nhằm hỗ trợ giá dầu.