Phải bảo đảm an toàn khi thực hiện '3 tại chỗ' 502 Bad Gateway

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện tổ chức mô hình sản xuất '3 tại chỗ' trong việc thực hiện các biện pháp vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

Nơi sinh hoạt của công nhân ở khu sản xuất khép kín Công ty Halide -KCN Phước Đông (ảnh minh họa).

Nơi sinh hoạt của công nhân ở khu sản xuất khép kín Công ty Halide -KCN Phước Đông (ảnh minh họa).

Cụ thể, các doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện theo Thông báo số 4592/TB-VP của Văn phòng UBND tỉnh và Công văn số 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM ngày 14.7.2021 lưu ý một số nội dung sau: Doanh nghiệp đã có đánh giá nguy cơ lây nhiễm, có kết quả đánh giá “rất ít nguy cơ hoặc nguy cơ lây nhiễm thấp” theo Quyết định số 2194/2020/QĐ-BCĐQG ngày 27.5.2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia;

Thực hiện ký cam kết đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19; có kế hoạch tổ chức thực hiện “03 tại chỗ”; phương án xử lý khi có các trường hợp mắc Covid-19, theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 5.6.2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế; có thỏa thuận với người lao động về mô hình tổ chức "3 tại chỗ" và được người lao động thống nhất.

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cũng hướng dẫn một số điểm theo Công văn số 2340/UBND-KGVX ngày 15.7.2021 của UBND tỉnh: Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu (viết tắt KCN) chỉ được tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 trường hợp sau đây:

Thực hiện “3 tại chỗ - sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ” cho tất cả người lao động.

Thực hiện “3 tại chỗ - sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ” đối với người lao động ngoài tỉnh và người lao động thuộc các khu vực địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; các đối tượng khác không tham gia “3 tại chỗ” thì doanh nghiệp bố trí xe ô tô đưa rước tập trung, không để người lao động đi bằng phương tiện cá nhân.

Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ”, phải tổ chức xe ô tô đưa rước tập trung 100% số lao động làm việc tại doanh nghiệp, không để người lao động đi bằng phương tiện cá nhân và yêu cầu người lao động khi về nhà phải tự theo dõi sức khỏe, không di chuyển nhiều nơi để đảm bảo phòng, chống dịch.

Việc tổ chức đưa rước công nhân, doanh nghiệp phải làm việc với nhà xe thông tin địa điểm đón người lao động, địa điểm tạm trú của người lao động (khách sạn, nhà trọ, nơi thuê khác cho công nhân ở…), lịch trình di chuyển, giấy tờ chứng minh về đưa đón người lao động… cho UBND huyện, thị xã, thành phố và Ban Quản lý Khu kinh tế biết giám sát.

Các doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động khi không đáp ứng những biện pháp trên thì bố trí người lao động bảo vệ tài sản, duy tu bảo dưỡng máy móc…, phải tuân thủ tốt thông điệp 5K, khai báo y tế hàng ngày… báo cáo danh sách người lao động (kể cả người nước ngoài) ở tại doanh nghiệp cho UBND huyện, thị xã, thành phố và Ban Quản lý Khu kinh tế biết giám sát.

Các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đáp ứng các điều kiện nêu trên thì phải thực hiện tốt thông điệp 5K các hướng dẫn phòng, chống dịch của ngành Y tế, nhất là khai báo y tế, hàng ngày bố trí làm việc lệch ca giãn cách trong sản xuất, giãn cách trong ăn uống, vệ sinh khử khuẩn thường xuyên…

Phải tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho người lao động như sau: Đối với người lao động lưu trú trong doanh nghiệp, phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp RT-PCR (có thể xét nghiệm mẫu gộp 10 người) trong thời gian 3 ngày trước khi vào lưu trú.

Đối với người lao động đi làm bằng xe đưa rước đi về hàng ngày, phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp RT-PCR (có thể xét nghiệm mẫu gộp 10 người), chi phí tổ chức xét nghiệm do doanh nghiệp chi trả.

An Khang

Nguồn Tây Ninh: https://baotayninh.vn/phai-bao-dam-an-toan-khi-thuc-hien-3-tai-cho-a134484.html