Phận thảm xe tăng Liên Xô trong chiến tranh Yom Kippur

Được Liên Xô cung cấp những chiếc xe tăng hiện đại nhất, ưu thế hơn về số lượng nhưng quân đội các nước Ả Rập không giành được chiến thắng trước Israel.

Ngày 6/10/1973, cuộc chiến tranh Yom Kippur chính thức bắt đầu giữa liên minh quốc gia Ả Rập dẫn đầu là Ai Cập và Syria chống lại Israel. Cuộc chiến diễn ra chủ yếu là ở mặt trận trên bộ với quân số, trang bị của liên minh Ả Rập vượt xa Israel trên mọi phương diện. Thế nhưng, kết cục của cuộc chiến khiến nhiều chuyên gia quân sự tới nay vẫn còn phải đặt dấu hỏi về năng lực những đạo quân khổng lồ Ai Cập - Syria. Ảnh: Xe tăng chủ lực T-54/55 của Quân đội Syria bị phá hủy trong cuộc chieensYom Kippur.

Nói về trang bị, Ai Cập và Syria được Liên Xô cung cấp những chiếc xe tăng hiện đại nhất thời bấy giờ như T-54/55, T-62. Tổng số xe tăng của hai nước này lên tới 2.900 chiếc so với 1.700 xe tăng của Israel. Đó là chưa kể gần 500 xe tăng của Iraq và Jordan được tung vào cuộc chiến. Ảnh: Xác xe tăng Liên Xô chế tạo nằm khắp nơi sau cuộc chiến.

Tuy nhiên, cay đắng thay, kết thúc cuộc chiến với phần thắng thuộc về Israel, dù rằng Quân đội Israel mất 1.063 xe tăng nhưng thiệt hại của Ai Cập và Syria là gần hết. Theo đó, Ai Cập mất đến 1.000 xe tăng, còn Syria mất 1.150 xe tăng, xe bọc thép, Iraq mất 200 xe tăng, Jordan mất 50 chiếc.

Rõ ràng có vấn đề về chiến thuật sử dụng xe tăng, công tác huấn luyện binh sĩ lái tăng của Quân đội các nước Ả Rập không chỉ năm 1973 mà tới tận ngày nay. Ảnh: Binh sĩ Israel đứng trên một chiếc xe tăng T-62 mà Syria bỏ lại.

Một trong hai chiếc T-54/55 bị lật nghiêng.

Xe tăng T-62 có hỏa lực mạnh hơn hẳn M48 Patton chủ lực của Israel nhưng có đến hàng trăm chiếc đã bị bắn cháy.

Xe tăng T-54/55 tuy kém hơn T-62 nhưng vẫn mạnh hơn M48 Patton, dẫu vậy kết cục vẫn là “cháy hoặc nát”.

Tổng bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev phải chua chát nói rằng: "Chúng ta đã cung cấp cho họ những giải pháp thấu tình đạt lý nhất trong suốt những năm qua. Nhưng không, họ chỉ muốn đánh. Được, chúng ta đồng ý cung cấp cho họ những công nghệ và vũ khí tốt nhất có thể: Kub, Scud, FROG-7, BMP-1... Đây là những thứ mà ngay cả Việt Nam còn không có. Họ đạt lợi thế tuyệt đối 2 chọi 1 về xe tăng, 3 chọi 1 về pháo, cùng một lượng khí tài lớn về vũ khí chống tăng và phòng không. Và kết cục ra sao?".

Cuộc chiến tranh nào cũng vậy, vũ khí hiện đại thôi chưa đủ, điều quyết định ở đây là con người sử dụng. Cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh 6 ngày, chiến tranh Yom Kippur đã minh chứng rõ nét điều này.

Thê thảm những chiếc xe tăng hiện đại của Liên Xô trong chiến tranh Yom Kippur.

Trên cao nguyên Golan, quân Syria tấn công hệ thống phòng thủ của Israel gồm hai lữ đoàn và 11 khẩu đội pháo, sử dụng năm sư đoàn và 188 khẩu đội pháo. Lúc trận chiến mở màn, 180 xe tăng và 60 pháo của Israel phải đọ lại với 1.300 xe tăng Syria. Kết thúc trận chiến, Syria tuy được đánh giá là không để đối phương đánh bại nhưng cũng chẳng giành được chiến thắng lớn nào dù chiếm ưu thế.

Ảnh: Pháo tự hành SU-100 của Quân đội Syria bị bắn hỏng.

Ngay cả các xe bọc thép mới BTR-60PB cũng chung số phận.

Một chiếc SU-100 khác bị bắn cháy tan nát.

Chiếc BTR-60PB này “chết toi” có lẽ do tay lái kém hơn là bị đạn bắn.

Xe bọc thép BTR-152 của quân Syria bị bắn hỏng.

BTR-152 bị bắn lật nghiêng.

Xe bọc thép BRDM-2.

Chiến Xa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/phan-tham-xe-tang-lien-xo-trong-chien-tranh-yom-kippur-727337.html