Pháp: Nỗ lực cuối cùng của người biểu tình phản đối luật hưu trí

Ngày 6/6, những người biểu tình của công đoàn đã đột kích vào trụ sở của Thế vận hội Mùa hè 2024 nhằm vận động thêm người lên tiếng phản đối các cải cách lương hưu.

Các công đoàn đã tổ chức biểu tình phản đối luật cải cách lương hưu gây tranh cãi của Pháp một lần nữa vào thứ Ba (6/6). Đây hành động phản đối luật tăng tuổi nghỉ hưu lần thứ 14 trong năm nay.

Cảnh sát đã được huy động khi những người biểu tình xuống đường lần thứ 14 trong năm nay trong một nỗ lực cuối cùng để hủy bỏ các cải cách lương hưu.

Cảnh sát đã được huy động khi những người biểu tình xuống đường lần thứ 14 trong năm nay trong một nỗ lực cuối cùng để hủy bỏ các cải cách lương hưu.

Người biểu tình diễu hành trong một cuộc biểu tình ở Bayonne, Tây Nam nước Pháp, Thứ Ba, ngày 6/6/2023.

Người biểu tình diễu hành trong một cuộc biểu tình ở Bayonne, Tây Nam nước Pháp, Thứ Ba, ngày 6/6/2023.

Các công đoàn đang hy vọng sự tham gia của nhiều người hơn sẽ gây áp lực lên Quốc hội trước cuộc bỏ phiếu dự kiến vào thứ Năm (8/6) nhằm mục đích loại bỏ luật này.

Các thành viên của Tổng liên đoàn Lao động (CGT) cánh tả đã đột kích và chiếm giữ trụ sở Thế vận hội Mùa hè 2024 ở Paris, hãng tin Reuters cho biết.

Các video lan truyền trên mạng xã hội cũng cho thấy những người biểu tình đổ xô vào trụ sở của Thế vận hội Mùa hè 2024 ở Aubervilliers, phía Bắc Paris.

Một số người biểu tình đe dọa sẽ làm gián đoạn Thế vận hội năm tới. Người phát ngôn của Thế vận hội Mùa hè 2024 cho biết vài chục người biểu tình đã vào tòa nhà trong một thời gian ngắn, tuy nhiên không có bất kỳ hành động bạo lực hay có thiệt hại nào xảy ra.

“Đây sẽ là một ngày trọng đại khác trong lịch sử của phong trào công đoàn”, lãnh đạo mới của CGT cánh tả, Sophie Binet, nói với đài truyền hình BFM vào sáng thứ Ba. "Sau 6 tháng, các công đoàn vẫn đoàn kết và mức độ tức giận, thất vọng và động lực của mọi người vẫn rất cao".

Bộ Nội vụ Pháp cho biết khoảng 280.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình và đình công hôm thứ Ba trên toàn quốc. Vào thời gian đỉnh điểm của các cuộc biểu tình về lương hưu hồi đầu năm, hơn 1 triệu người biểu tình đã xuống đường để bày tỏ sự bất bình của họ.

Chính quyền Pháp đã triển khai khoảng 11.000 lực lượng cảnh sát, trong đó có 4.000 người ở thủ đô.

"Đây sẽ là cuộc biểu tình cuối cùng kiểu này về vấn đề lương hưu", Reuters dẫn lời Lauren Berger, người đứng đầu Liên đoàn Lao động dân chủ Pháp (CFDT), phát biểu trước cuộc biểu tình ở Paris.

Cuộc bỏ phiếu dự kiến diễn ra vào thứ Năm (8/6) là nỗ lực mới nhất trong số nhiều nỗ lực nhằm hủy bỏ luật này, vốn đã gây ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc từ đầu năm tới nay.

Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron đã thông qua luật tại quốc hội mà không cần bỏ phiếu và sau đó đã phê chuẩn nó.

Người phát ngôn của Hạ viện, một thành viên trong đảng của Tổng thống Macron, được cho là sẽ bỏ phiếu chống cuộc bỏ phiếu hôm thứ Năm.

Cải cách lương hưu được cho là “đứa con tinh thần” của Tổng thống Macron. Ban đầu, ông đã cố gắng thực hiện nó trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình nhưng không thành. Ông cho rằng sự thay đổi này nhằm kiểm soát tài chính của đất nước.

Việt Hà

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/phap-no-luc-cuoi-cung-cua-nguoi-bieu-tinh-phan-doi-luat-huu-tri-380998.html