Pháp phải đóng tàu sân bay hạt nhân PANG ngay lập tức để tránh 'sai lầm Kuznetsov'

Bộ Quốc phòng Pháp tin rằng chỉ cần 3 năm gián đoạn là đủ để mất đi các kỹ năng thực sự trong việc vận hành tàu sân bay, tương tự những gì Nga đang trải qua. Vì vậy cần phải duy trì tính kế thừa giữa các tàu sân bay.

Để thay thế hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đã hoạt động từ năm 2001, Hải quân Pháp đã lên kế hoạch đóng một lớp tàu sân bay hạt nhân mới được gọi là PANG (Porte-avions de nouvelle génération - tàu sân bay thế hệ tiếp theo), sớm nhất vào năm 2028.

Để thay thế hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đã hoạt động từ năm 2001, Hải quân Pháp đã lên kế hoạch đóng một lớp tàu sân bay hạt nhân mới được gọi là PANG (Porte-avions de nouvelle génération - tàu sân bay thế hệ tiếp theo), sớm nhất vào năm 2028.

Công việc nghiên cứu chế tạo con tàu mới với lượng giãn nước toàn phần lên đến 75 nghìn tấn đang tiến triển khá tích cực, bởi vì thiết kế lò phản ứng công suất 220 MW đã hoàn thành vào năm 2023.

Công việc nghiên cứu chế tạo con tàu mới với lượng giãn nước toàn phần lên đến 75 nghìn tấn đang tiến triển khá tích cực, bởi vì thiết kế lò phản ứng công suất 220 MW đã hoàn thành vào năm 2023.

Tiếp đó vào đầu năm 2025, một hợp đồng chắc chắn về việc đóng tàu đã được ký kết, thời hạn khởi đóng hàng không mẫu hạm mới sẽ diễn ra vào năm 2031 và thử nghiệm dự kiến tiến hành trong năm 2035.

Tiếp đó vào đầu năm 2025, một hợp đồng chắc chắn về việc đóng tàu đã được ký kết, thời hạn khởi đóng hàng không mẫu hạm mới sẽ diễn ra vào năm 2031 và thử nghiệm dự kiến tiến hành trong năm 2035.

Nhưng Quốc hội Pháp hiện đang thảo luận về ý tưởng hoãn đơn đặt hàng tàu sân bay để phân bổ kinh phí cho việc đóng tàu khu trục mới. Hơn nữa, điều này sẽ giúp thúc đẩy ý tưởng đóng hai tàu sân bay, vốn sẽ trở thành cơ sở của một "phi đội chung châu Âu".

Nhưng Quốc hội Pháp hiện đang thảo luận về ý tưởng hoãn đơn đặt hàng tàu sân bay để phân bổ kinh phí cho việc đóng tàu khu trục mới. Hơn nữa, điều này sẽ giúp thúc đẩy ý tưởng đóng hai tàu sân bay, vốn sẽ trở thành cơ sở của một "phi đội chung châu Âu".

Mặc dù vậy, ý tưởng trên đã bị Bộ Quốc phòng Pháp phản đối, ấn phẩm Opex360 cho biết. Điều quan trọng nhất là không có gì đảm bảo tàu sân bay Charles de Gaulle vẫn sẵn sàng chiến đấu sau năm 2038, khi PANG tương lai được đưa vào sử dụng.

Mặc dù vậy, ý tưởng trên đã bị Bộ Quốc phòng Pháp phản đối, ấn phẩm Opex360 cho biết. Điều quan trọng nhất là không có gì đảm bảo tàu sân bay Charles de Gaulle vẫn sẵn sàng chiến đấu sau năm 2038, khi PANG tương lai được đưa vào sử dụng.

Điều này chỉ có thể biết được sau lần kiểm tra kỹ thuật cuối cùng đối với các lò phản ứng của chiếc tàu sân bay đang làm nhiệm vụ, điều này đe dọa phải tiến hành 2 lần tạm dừng hoạt động dài hạn.

Điều này chỉ có thể biết được sau lần kiểm tra kỹ thuật cuối cùng đối với các lò phản ứng của chiếc tàu sân bay đang làm nhiệm vụ, điều này đe dọa phải tiến hành 2 lần tạm dừng hoạt động dài hạn.

Như Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastian Lecornu đã lưu ý trong các phiên điều trần trước Quốc hội, chế tạo một tàu sân bay hạt nhân được điều kiện hóa bởi việc duy trì năng lực thực sự trong việc tạo ra lò phản ứng hạt nhân quân sự.

Như Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastian Lecornu đã lưu ý trong các phiên điều trần trước Quốc hội, chế tạo một tàu sân bay hạt nhân được điều kiện hóa bởi việc duy trì năng lực thực sự trong việc tạo ra lò phản ứng hạt nhân quân sự.

Điều đáng nhớ là chỉ có Mỹ và Pháp được trang bị tàu sân bay có lò phản ứng hạt nhân và bất kỳ sự gián đoạn nào trong chu kỳ phát triển, thiết kế và sản xuất đều đe dọa mất đi năng lực tác chiến thực sự.

Điều đáng nhớ là chỉ có Mỹ và Pháp được trang bị tàu sân bay có lò phản ứng hạt nhân và bất kỳ sự gián đoạn nào trong chu kỳ phát triển, thiết kế và sản xuất đều đe dọa mất đi năng lực tác chiến thực sự.

Hơn nữa bất kỳ sự tạm dừng nào, như ông Lecornu nhấn mạnh, đều đe dọa đến kỹ năng của chính các thủy thủ và phi công. Ngay cả khi thời gian gián đoạn được dự đoán là chỉ khoảng 4 - 5 năm.

Hơn nữa bất kỳ sự tạm dừng nào, như ông Lecornu nhấn mạnh, đều đe dọa đến kỹ năng của chính các thủy thủ và phi công. Ngay cả khi thời gian gián đoạn được dự đoán là chỉ khoảng 4 - 5 năm.

Ông Lecornu lưu ý rằng Hải quân Pháp cần đào tạo thủy thủ đoàn và phi hành đoàn tàu sân bay trong 10 - 15 năm tới, hơn nữa không thể chỉ đơn giản là giữ 1.400 quân nhân thuộc biên chế con tàu trên bờ.

Ông Lecornu lưu ý rằng Hải quân Pháp cần đào tạo thủy thủ đoàn và phi hành đoàn tàu sân bay trong 10 - 15 năm tới, hơn nữa không thể chỉ đơn giản là giữ 1.400 quân nhân thuộc biên chế con tàu trên bờ.

Nguyên nhân là bởi quá trình tạm dừng như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến yêu cầu phải huấn luyện kỹ năng cho phi công hải quân từ đầu, để họ có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Nguyên nhân là bởi quá trình tạm dừng như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến yêu cầu phải huấn luyện kỹ năng cho phi công hải quân từ đầu, để họ có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Giới chức quân sự Pháp rõ ràng không muốn lặp lại tình hình với tàu sân bay duy nhất của Nga - chiếc "Đô đốc Kuznetsov", mà chính người Nga cố gắng không nhắc đến nữa.

Giới chức quân sự Pháp rõ ràng không muốn lặp lại tình hình với tàu sân bay duy nhất của Nga - chiếc "Đô đốc Kuznetsov", mà chính người Nga cố gắng không nhắc đến nữa.

Con tàu này, sau một chiến dịch thất bại ở bờ biển Syria, đã trải qua đợt sửa chữa lớn kể từ năm 2018, tuy nhiên ụ nổi nơi nó tọa lạc đã bị chìm, một cần cẩu rơi xuống phá hỏng boong và một đám cháy lớn bùng phát trên tàu.

Con tàu này, sau một chiến dịch thất bại ở bờ biển Syria, đã trải qua đợt sửa chữa lớn kể từ năm 2018, tuy nhiên ụ nổi nơi nó tọa lạc đã bị chìm, một cần cẩu rơi xuống phá hỏng boong và một đám cháy lớn bùng phát trên tàu.

Vào năm 2023, tiêm kích trên tàu sân bay này bao gồm MiG-29K và Su-33 cuối cùng đã được cho ngừng hoạt động và một trung đoàn không quân hỗn hợp mới được thành lập với căn cứ thường trực tại các sân bay trên đất liền.

Vào năm 2023, tiêm kích trên tàu sân bay này bao gồm MiG-29K và Su-33 cuối cùng đã được cho ngừng hoạt động và một trung đoàn không quân hỗn hợp mới được thành lập với căn cứ thường trực tại các sân bay trên đất liền.

Sang tới năm 2024, thủy thủ đoàn, với đội ngũ lên tới 1.900 người, đã thành lập tiểu đoàn cơ giới Fregat để tham chiến trên bộ tại Ukraine. Và ngay cả chính người Nga cũng phàn nàn rằng nếu họ có một tàu sân bay, sẽ bắt buộc phải đào tạo lại phi công của mình.

Sang tới năm 2024, thủy thủ đoàn, với đội ngũ lên tới 1.900 người, đã thành lập tiểu đoàn cơ giới Fregat để tham chiến trên bộ tại Ukraine. Và ngay cả chính người Nga cũng phàn nàn rằng nếu họ có một tàu sân bay, sẽ bắt buộc phải đào tạo lại phi công của mình.

Bạch Dương

Theo Opex360

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phap-phai-dong-tau-san-bay-hat-nhan-pang-ngay-lap-tuc-de-tranh-sai-lam-kuznetsov-post616567.antd