Hóa thạch da quái vật này được carbon hóa ở dạng 3D, mang đến những chi tiết nhỏ gồ ghề của da, hiển thị một kiểu pha trộn giữa "vảy" cứng như da cá sấu và loại da mềm mại giống da rắn.
Có niên đại khoảng 289 triệu năm trước, đây là mẫu biểu bì được bảo tồn lâu đời nhất được biết đến.
Robert Reisz, giáo sư sinh học tại Đại học Toronto Mississauga, người nghiên cứu về cổ sinh vật có xương sống, cho biết, “rất hiếm” tìm thấy da hóa thạch “mặc dù thực tế nó là cơ quan lớn nhất trong cơ thể”.
Phát hiện này được coi là vô song đối với ngành cổ sinh vật học, cung cấp cơ hội đặc biệt để tìm hiểu về cấu trúc da của các động vật tiền sử và giải thích sự phát triển của nang lông và lông, bao gồm làn da của động vật có vú, trong đó có con người.
Mảnh da này có thể là manh mối quan trọng về sự phát triển lớp da thịt mềm mại của chúng ta.
Hóa thạch da này được bảo tồn nhờ những đặc điểm độc đáo của hệ thống hang động đá vôi Richards Spur, nơi tìm thấy nhiều ví dụ cổ nhất về động vật trên cạn thời kỳ đầu.
Mời quý độc giả xem thêm video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.
Thiên Trang (th)