Phát hiện loài khủng long hoàn toàn mới có móng vuốt sắc nhọn
Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài khủng long mới tại sa mạc Gobi, Mông Cổ, có móng vuốt sắc nhọn và kích thước lớn.

Dựa vào mẫu vật được khai quật vào năm 2012, các nhà khoa học xác định đây là hóa thạch thuộc về một loài khủng long mới, có niên đại khoảng từ 90 triệu năm trước

Loài khủng long mới có tên là Deinonychus tsogtbaatari, nghĩa là "móng vuốt" trong tiếng Hy Lạp, vì loài khủng long này sở hữu 2 ngón tay với móng vuốt dài khoảng 60cm

Deinonychus tsogtbaatari có kích thước trung bình so với các loài khủng long khác, chỉ nặng khoảng 257kg và cao khoảng 3m

Therizinosaurs là nhóm khủng long từng sống phổ biến ở khu vực châu Á và Bắc Mỹ trong thời kỳ Phấn trắng, từ 145 triệu đến 66 triệu năm trước

Deinonychus tsogtbaatari chỉ có 2 móng vuốt dài ở mỗi chi trước, ít hơn một móng so với các loài khác, là đặc điểm tạo nên sự khác biệt của loài này

Theo các nhà khoa học, Deinonychus tsogtbaatari sử dụng móng vuốt để cắt và kéo thực vật trên cao và để tự vệ. Chúng được cho là loài khủng long ăn thuần thực vật