Phát hiện mới bất ngờ từ 'Động đất trên sao Hỏa'

Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ tàu đổ bộ InSight của NASA và tìm thấy vùng bí ẩn của lớp đá bão hòa nước ở sao Hỏa.

Tàu đổ bộ InSight của NASA đã đến sao Hỏa vào năm 2018 và thu thập dữ liệu trong suốt 4 năm qua. Các nhà khoa học đang phân tích dữ liệu của tàu để tìm kiếm bằng chứng về nước ngầm. Ảnh: Shutterstock

Tàu đổ bộ InSight của NASA đã đến sao Hỏa vào năm 2018 và thu thập dữ liệu trong suốt 4 năm qua. Các nhà khoa học đang phân tích dữ liệu của tàu để tìm kiếm bằng chứng về nước ngầm. Ảnh: Shutterstock

Nước lỏng có thể bị khóa trong đá chỉ cách bề mặt sao Hỏa vài kilomet, xác định vị trí ở gần bề mặt hành tinh đỏ.

Căn cứ vào dữ liệu từ tàu đổ bộ InSight của NASA, nhóm nghiên cứu quốc tế do Trung Quốc dẫn đầu đã phân tích sóng địa chấn từ "động đất sao Hỏa" và các vụ va chạm thiên thạch từ năm 2018 đến năm 2022.

Nhóm đã tiết lộ vùng bí ẩn trong lớp vỏ của hành tinh, được biết đến là lớp đá bão hòa nước.

Theo bài báo được công bố trên National Science Review vào tháng trước, lớp đá bão hòa nước - sâu từ 5,4km đến 8km (3,3-5 dặm) - có thể chứa nhiều nước, với độ dày tới 780 mét (2.550 feet).

Các nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Đại học Quốc gia Úc và Đại học Milano-Bicocca nhận định lượng nước này tương đương với lượng nước mà các nhà khoa học tin là đã bị mất trên sao Hỏa, sau khi đã tính đến lượng nước thoát ra ngoài không gian, bị khóa trong đá hoặc vẫn ở dạng băng và hơi nước.

"Kết quả cung cấp bằng chứng địa chấn đầu tiên về nước lỏng ở dưới đáy sao Hỏa, cung cấp thêm thông tin cho chúng ta về chu trình nước trên sao Hỏa cũng như môi trường sống trên hành tinh này", các nhà nghiên cứu nói.

Tàu đổ bộ InSight của NASA đã đến sao Hỏa vào năm 2018 với một nhiệm vụ độc đáo: không phải để "lang thang" trên bề mặt mà là để quan sát những gì đang diễn ra bên dưới hành tinh này.

Trong bốn năm qua, các nhà khoa học đã sử dụng máy đo địa chấn để phát hiện những chuyển động nhỏ và va chạm thiên thạch gây ra.

Cũng giống như các bác sĩ sử dụng siêu âm để quét bên trong cơ thể con người, các nhà khoa học đã ghép nối thông tin về các lớp bên dưới bề mặt sao Hỏa thông qua nghiên cứu sóng địa chấn di chuyển qua bên trong sao Hỏa.

Trước khi ngừng hoạt động vào năm 2022, InSight đã ghi lại hơn 1.000 sự kiện địa chấn, tạo ra một kho dữ liệu mà các nhà nghiên cứu vẫn đang phân tích cho đến ngày nay.

Phát hiện đột phá

Một bước đột phá đã đến vào năm 2024, khi nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học California San Diego và UC Berkeley phát hiện ra lớp vỏ giữa của sao Hỏa, có thể chứa đá bão hòa nước.

Lần đầu tiên, nghiên cứu đã phát hiện ra sao Hỏa vẫn có thể chứa nước ngầm.

Nghiên cứu mới do Sun Weijia từ Viện Địa chất và Địa vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc dẫn đầu, ghi nhận một bước tiến mới về khoa học.

Trước đó, hầu hết các nghiên cứu địa chấn trên sao Hỏa đều dựa vào dữ liệu tần số thấp, chỉ có thể phát hiện ra các cấu trúc quy mô lớn.

Lần này, nhóm nghiên cứu của ông Sun đã sử dụng tín hiệu tần số cao hơn, giúp họ có được góc nhìn sắc nét về độ phân giải trên lớp vỏ sao Hỏa.

Khi xem xét các tín hiệu từ ba sự kiện địa chấn cụ thể do InSight ghi lại, các nhà nghiên cứu đã xác định được sự sụt giảm rõ ràng về tốc độ sóng ở độ sâu khoảng 5,4km đến 8km.

Ở độ sâu đó, các điều kiện trên sao Hỏa đủ ấm và đủ áp suất để nước duy trì ở dạng lỏng. Các nhà nghiên cứu cho biết lớp vùng này có thể là "nơi ẩn náu cuối cùng" của nước lỏng trên sao Hỏa.

Mặc dù khám phá này có ý nghĩa khoa học, nhưng công nghệ khoan hiện tạti vẫn chưa thể tiếp cận nước bên trong hoạc ít nhất phải chờ đợi trong thời gian tới.

HỒNG NHUNG

Nguồn Văn hóa: http://baovanhoa.vn/the-gioi/phat-hien-moi-bat-ngo-tu-dong-dat-tren-sao-hoa-134361.html