'Phát minh vô hình' thay đổi cả thế giới, bất ngờ công nghệ ẩn sau

'Phát minh vô hình' này được tạo ra để giải quyết mớ dây rối rắm giữa các thiết bị công nghệ cuối thế kỷ 20.

Ngày 7/5/1998, Bluetooth chính thức ra mắt như một “ phát minh vô hình”, không sân khấu hào nhoáng nhưng âm thầm thay đổi cả thế giới. (Ảnh: The Hearing Care Partnership)

Ngày 7/5/1998, Bluetooth chính thức ra mắt như một “ phát minh vô hình”, không sân khấu hào nhoáng nhưng âm thầm thay đổi cả thế giới. (Ảnh: The Hearing Care Partnership)

Công nghệ này được tạo ra để giải quyết mớ dây rối rắm giữa các thiết bị công nghệ cuối thế kỷ 20, bắt nguồn từ Ericsson và sau đó có thêm IBM, Intel, Nokia, Toshiba cùng phát triển.(Ảnh: GovTech)

Công nghệ này được tạo ra để giải quyết mớ dây rối rắm giữa các thiết bị công nghệ cuối thế kỷ 20, bắt nguồn từ Ericsson và sau đó có thêm IBM, Intel, Nokia, Toshiba cùng phát triển.(Ảnh: GovTech)

Tên “Bluetooth” được lấy theo tên một vị vua Viking, Harald Bluetooth, người đã gắn kết các bộ tộc, tượng trưng cho mục tiêu kết nối mọi thiết bị bất kể thương hiệu. (Ảnh: TheCollector)

Tên “Bluetooth” được lấy theo tên một vị vua Viking, Harald Bluetooth, người đã gắn kết các bộ tộc, tượng trưng cho mục tiêu kết nối mọi thiết bị bất kể thương hiệu. (Ảnh: TheCollector)

Bluetooth hoạt động trong băng tần 2.4 GHz, có thể kết nối từ 1-100 mét, truyền dữ liệu tốc độ vừa phải nhưng lại cực tiết kiệm pin và rẻ tiền.(Ảnh: Daily Excelsior)

Bluetooth hoạt động trong băng tần 2.4 GHz, có thể kết nối từ 1-100 mét, truyền dữ liệu tốc độ vừa phải nhưng lại cực tiết kiệm pin và rẻ tiền.(Ảnh: Daily Excelsior)

Từ phiên bản 2.0 năm 2004, Bluetooth bắt đầu phổ biến mạnh mẽ nhờ tốc độ cao hơn, dẫn đầu là tai nghe không dây, sau đó là bàn phím, loa, xe hơi, thiết bị y tế và cả nhà thông minh.(Ảnh: Wuling)

Từ phiên bản 2.0 năm 2004, Bluetooth bắt đầu phổ biến mạnh mẽ nhờ tốc độ cao hơn, dẫn đầu là tai nghe không dây, sau đó là bàn phím, loa, xe hơi, thiết bị y tế và cả nhà thông minh.(Ảnh: Wuling)

Đặc biệt, phiên bản Bluetooth Low Energy (BLE) ra mắt năm 2010 giúp công nghệ này thâm nhập sâu vào hệ sinh thái Internet of Things như cảm biến, đồng hồ sức khỏe, khóa cửa thông minh…(Ảnh: smart home automation)

Đặc biệt, phiên bản Bluetooth Low Energy (BLE) ra mắt năm 2010 giúp công nghệ này thâm nhập sâu vào hệ sinh thái Internet of Things như cảm biến, đồng hồ sức khỏe, khóa cửa thông minh…(Ảnh: smart home automation)

Dù từng bị chê là “kết nối chập chờn”, Bluetooth ngày nay là xương sống cho hàng tỷ thiết bị giao tiếp trực tiếp với nhau mà không cần Wi-Fi.(Ảnh: Seminars Topics)

Dù từng bị chê là “kết nối chập chờn”, Bluetooth ngày nay là xương sống cho hàng tỷ thiết bị giao tiếp trực tiếp với nhau mà không cần Wi-Fi.(Ảnh: Seminars Topics)

Trong đại dịch COVID-19, Bluetooth còn được dùng để truy vết tiếp xúc, một minh chứng cho thấy đôi khi những thứ “nhỏ và vô hình” lại có thể cứu sống cả thế giới. (Ảnh: LockOut USA)

Trong đại dịch COVID-19, Bluetooth còn được dùng để truy vết tiếp xúc, một minh chứng cho thấy đôi khi những thứ “nhỏ và vô hình” lại có thể cứu sống cả thế giới. (Ảnh: LockOut USA)

Mời quý độc giả xem thêm video: TCL giới thiệu máy lạnh tự làm sach, đầy ắp công nghệ chưa tới 10 triệu.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-minh-vo-hinh-thay-doi-ca-the-gioi-bat-ngo-cong-nghe-an-sau-2103568.html