Phát triển đoàn viên: Tập hợp đội ngũ, nâng cao sức mạnh

Công tác phát triển đoàn viên là một hoạt động hết sức quan trọng của các cấp Công đoàn nhằm tập hợp đông đảo người lao động vào tổ chức, xây dựng Công đoàn vững mạnh. Những năm qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, tỷ lệ phát triển đoàn viên năm sau luôn cao hơn năm trước.

Chú trọng từ cơ sở

Chia sẻ về công tác phát triển đoàn viên tại đơn vị, bà Đồng Thị Nga - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức, cho biết, nhằm phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu về phát triển đoàn viên, hằng năm, Liên đoàn Lao động huyện đều xây dựng kế hoạch để có định hướng cụ thể cho công tác này.

Liên đoàn Lao động huyện cũng chủ động phối hợp hiệu quả với các xã, thị trấn, các ban, ngành liên quan để khảo sát, rà soát các doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập Công đoàn.

Từ đó tập trung tuyên truyền vận động thành lập Công đoàn cơ sở. Nhờ vậy, hằng năm, Liên đoàn Lao động huyện đều đạt chỉ tiêu về công tác phát triển đoàn viên. Đặc biệt, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, Liên đoàn Lao động huyện đã thành lập được 4 Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp ngoài nhà nước (đạt 30,7% chỉ tiêu), vận động kết nạp 154 đoàn viên mới (đạt 38,5% chỉ tiêu).

Công đoàn ngành Xây dựng luôn quan tâm đến Công đoàn cơ sở

Công đoàn ngành Xây dựng luôn quan tâm đến Công đoàn cơ sở

Là một trong những đơn vị gặp nhiều khó khăn trong công tác phát triển đoàn viên, nhưng Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của Công đoàn cấp trên giao.

Ông Nguyễn Thế Thiệu, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, cho biết, thời gian qua, các cơ quan doanh nghiệp của ngành gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, trong sản xuất kinh doanh, do đặc thù ngành xây dựng chỉ có bộ khung là lao động ổn đinh, số lao động còn lại khi cần mới hợp đồng thời vụ.

Năm 2018, các cấp công đoàn thành phố đã thành lập tăng thêm 560 Công đoàn cơ sở, đạt 114,28% kế hoạch, kết nạp đoàn viên tăng thêm 27.600, đạt 92,00% kế hoạch. Đã có 39/45 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoàn thành chỉ tiêu phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở.

Một số đơn vị được giao chỉ tiêu cao cả về phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở đã hoàn thành vượt mức kế hoạch như các Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, huyện Thạch Thất, Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm...

Thực tế cho thấy, công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở đang được các cấp Công đoàn triển khai hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, giúp người lao động được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và được chăm lo tốt hơn về đời sống vật chất, tinh thần.

Công nhân Nguyễn Bá Tú, đoàn viên công đoàn Công ty TNHH Osco International, đơn vị mới thành lập Công đoàn cơ sở vào tháng 4/2019 chia sẻ: “Công ty tôi mới thành lập Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức. Từ khi gia nhập tổ chức Công đoàn, người lao động của công ty được quan tâm đời sống, vật chất, tinh thần.

Đổi mới phương thức

Theo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, năm 2018, các cấp công đoàn thành phố đã thành lập tăng thêm 560 Công đoàn cơ sở, đạt 114,28% kế hoạch, kết nạp đoàn viên tăng thêm 27.600, đạt 92,00% kế hoạch. Đã có 39/45 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoàn thành chỉ tiêu phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở.

Một số đơn vị được giao chỉ tiêu cao cả về phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở đã hoàn thành vượt mức kế hoạch như các Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, huyện Thạch Thất, Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm...

Một số đơn vị gặp nhiều khó khăn do sắp xếp tổ chức bộ máy, do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp... chưa đạt chỉ tiêu đề ra năm 2017, nhưng năm 2018 đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nên sớm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao như Công đoàn ngành Xây dựng, Giao thông Vận tải... Kết quả trên đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các cấp công đoàn thành phố trong việc thực hiện thắng lợi chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Đối với khối giáo dục, Liên đoàn Lao động Thành phố tiếp tục chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô tiến hành rà soát các lớp mầm non trên địa bàn để vận động thành lập nghiệp đoàn giáo viên mầm non ngoài công lập. Đến nay toàn thành phố có 05 đơn vị là Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì, Phúc Thọ đã thành lập được 15 nghiệp đoàn giáo viên mầm non ngoài công lập với 488 đoàn viên.

Các nghiệp đoàn sau khi được thành lập đã được sự quan tâm tạo điều kiện của Công đoàn cấp trên, lãnh đạo các đơn vị, địa phương, từng bước ổn định, phát huy vai trò đại diện chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, giải quyết có hiệu quả mối quan hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cho giáo viên, người lao động.

Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động phát triển đoàn viên cũng gặp nhiều khó khăn. Điển hình là do ảnh hưởng của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí có doanh nghiệp phá sản, hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, thay tên đổi chủ, đổi địa điểm kinh doanh nhưng Công đoàn cơ sở không báo cáo cho Công đoàn cấp trên vì thế việc quản lý đầu mối, đoàn viên gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó có nhiều Công đoàn cơ sở có số đoàn viên giảm mạnh do chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp trên địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa thành lập Công đoàn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ lẻ dưới 10 lao động, hoạt động phân tán, hoặc sản xuất, kinh doanh theo hình thức hộ gia đình, vì vậy sau khi thành lập Công đoàn cơ sở, nhiều năm không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Có nhiều doanh nghiệp “lách luật” bằng cách chấp nhận thành lập Công đoàn cơ sở với chỉ 5 đoàn viên coi đó là đã thực hiện Luật và sử dụng con dấu công đoàn để tạo thuận lợi trong kinh doanh, không tạo điều kiện để công đoàn hoạt động, không trích nộp kinh phí công đoàn.

Trước thực tế này, đi đôi với việc tăng về số lượng, các công đoàn cấp trên cơ sở đang tập trung nhiều hơn nữa về nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở, nhất là với các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra như tăng cường công tác tuyên truyền vận động, giám sát hoạt động của Công đoàn cơ sở, vận động giới chủ tạo điều kiện cho hoạt động công đoàn. Với sự nỗ lực này, tin tưởng rằng trong tương lai số đoàn viên và Công đoàn cơ sở mới sẽ tiếp tục tăng lên.

Tuấn Dũng

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/phat-trien-doan-vien-tap-hop-doi-ngu-nang-cao-suc-manh-94119.html