'Phát triển kinh tế xanh - Lý luận và thực tiễn'

Là chủ đề Hội thảo khoa học quốc gia, do Tỉnh ủy Nam Định phối hợp Báo Nhân Dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ngày 26/6 tại TP Nam Định.

Hội thảo nhận được 168 bài viết tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện các bộ, ngành, địa phương về chủ đề trên; 90 tham luận tiêu biểu được lựa chọn in trong kỷ yếu hội thảo.

Chủ tọa Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế xanh - Lý luận và thực tiễn”.

Chủ tọa Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế xanh - Lý luận và thực tiễn”.

Mục tiêu mọi quốc gia đang ưu tiên, hướng tới

Trong phát biểu khai mạc, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhìn nhận phát triển kinh tế xanh hiện là ưu tiên hàng đầu và mục tiêu mà mọi quốc gia hướng tới nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.

Ông Lê Quốc Minh phát biểu khai mạc Hội thảo.

Ông Lê Quốc Minh phát biểu khai mạc Hội thảo.

Theo ông, tại Việt Nam, xây dựng nền kinh tế xanh đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

Từ chủ trương trên, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 với mục tiêu tổng quát là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu. Cùng với đó, Quốc hội cũng đã ban hành mới, bổ sung, sửa đổi một số luật liên quan đến tăng trưởng xanh.

Từ năm 2021 đến nay, các ngành, các cấp, các địa phương, doanh nghiệp đã triển khai mạnh mẽ quá trình chuyển đổi kinh tế xanh và đã đạt được những kết quả bước đầu, có tác dụng tích cực đối với tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm.

Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành và nỗ lực thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh. Doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Quang cảnh Hội thảo.

Quang cảnh Hội thảo.

Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế xanh hiện nay còn gặp nhiều rào cản. Hiện các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cụ thể hướng tới thực hiện kinh tế xanh ở Việt Nam chưa được hoàn thiện, mới dừng ở việc đề xuất hướng tiếp cận, chủ yếu tập trung vào tăng trưởng xanh; ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa cao.

Bên cạnh đó, vấn đề tài chính, nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế xanh còn thiếu; công nghệ sản xuất ở Việt Nam so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn, xử lý chất thải kém dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.

Các ngành sản xuất năng lượng sạch như: gió, mặt trời... phát triển chưa đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, lộ trình xây dựng nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cụ thể hướng tới thực hiện kinh tế xanh ở Việt Nam chưa được hoàn thiện, mới dừng ở việc đề xuất hướng tiếp cận, chủ yếu tập trung vào tăng trưởng xanh; ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa cao; vấn đề tài chính, nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế xanh còn thiếu; công nghệ sản xuất ở Việt Nam so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn, xử lý chất thải kém dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.

Các ngành sản xuất năng lượng sạch, như: gió, mặt trời... phát triển chưa đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, lộ trình xây dựng nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Đại biểu tham luận tại Hội thảo.

Đại biểu tham luận tại Hội thảo.

Cần xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế xanh bền vững, hiệu quả

Tại hội thảo, các đại biểu, các chuyên gia cùng làm rõ những cơ sở khoa học khẳng định quan điểm, định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xanh; đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng.

Đồng thời đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, bền vững ở Việt Nam thời gian tới; các giải pháp thực hiện có hiệu quả mô hình kinh tế xanh trong phạm vi cả nước nói chung và tại từng địa phương.

Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc phát biểu tại Hội thảo.

Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc phát biểu tại Hội thảo.

Trong đó, các đại biểu, chuyên gia cùng thống nhất nhìn nhận chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là yêu cầu thực tiễn và ngày càng trở thành xu thế tất yếu của các nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cơ hội dành cho Việt Nam sẽ nhiều hơn thách thức nếu chúng ta vạch ra được bước đi, lộ trình phù hợp, cụ thể và tranh thủ được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các đối tác bên ngoài về nguồn vốn, đào tạo nhân lực, công nghệ, quản trị. Đặc biệt cần xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế xanh bền vững và hiệu quả.

Duy Hưng

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/phat-trien-kinh-te-xanh-ly-luan-va-thuc-tien-10284061.html