Phối cảnh tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương
Ngày 29-6 tới, tỉnh Bình Dương sẽ tổ chức khởi công tuyến đường Vành đai 3. Đây là công trình giao thông kết nối trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Hiện các đơn vị liên quan đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị khởi công tuyến đường.
Đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đoạn giáp ranh TP.Thuận An và TP.Thủ Dầu Một. Khu vực này sẽ được xây dựng nút giao Bình Chuẩn (Ảnh: Phương Lê)
Các đơn vị liên quan đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để ngày 29-6 sẽ khởi công xây dựng đường Vành đai 3. Trong ảnh đoạn qua nút giao Bình Chuẩn (Ảnh: Phương Lê)
Đường Vành đai 3 đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 26,6km. Tổng vốn đầu tư là 19.280 tỷ đồng. (Ảnh Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cung cấp)
Công trình nút giao Tân Vạn có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.100 tỷ đồng. Đây là nút giao thông quan trọng do có nhiều xe tải, xe container chở hàng hóa, nguyên liệu cho các nhà máy, khu công nghiệp (Ảnh Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cung cấp)
Điểm đầu từ nút giao Tân Vạn (dài 2,4km), đoạn trùng với đường Mỹ Phước - Tân Vạn (đã xây dựng 6 làn xe, dài 15,3km) (Ảnh Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cung cấp)
Nút giao Tân Vạn: Giai đoạn hoàn thiện phần đường cao tốc có quy mô 8 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h. Đối với phần đường song hành, hai bên bố trí tối thiểu 2 làn xe cơ giới và 1 làn xe hỗn hợp mỗi bên, vận tốc thiết kế 60 km/h (Ảnh Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cung cấp)
Đây là phối cảnh nút giao Bình Chuẩn thuộc địa bàn TP.Thuận An. Riêng nút giao, dự kiến được đầu tư 571 tỉ đồng (Ảnh Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cung cấp)
Đoạn Bình Chuẩn - sông Sài Gòn dài 8,9 km (Ảnh Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cung cấp)
Đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật (Ảnh Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cung cấp)
Ngoài cầu vượt, nút giao Bình Chuẩn được thiết kế có hầm chui và đường song hành để tránh ùn tắc và tai nạn giao thông (Ảnh Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cung cấp)
Cầu Bình Gởi sẽ vượt sông Sài Gòn kết nối TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương và huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh (Ảnh Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cung cấp)
Vốn đầu tư dự kiến công trình cầu Bình Gởi khoảng 665 tỷ đồng. Cầu Bình Gởi do tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng nhưng có 700m mặt bằng thuộc địa phận TP.Hồ Chí Minh (Ảnh Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cung cấp)
Cầu Bình Gởi hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho người dân và phương tiện lưu thông, vận chuyển hàng hóa (Ảnh Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cung cấp)
Thời gian qua, TP.Dĩ An, TP.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một đã tập trung thực hiện giải tỏa đền bù và chi tiền bồi thường mặt bằng cho các hộ dân có dự án đi qua. Trong ảnh: Người dân TP.Thuận An có đất trong diện giải phóng mặt bằng để xây dựng đường Vành đai 3 nhận tiền đền bù (Ảnh: Phương Lê)
Người dân TP.Dĩ An có đất trong diện giải phóng mặt bằng để xây dựng đường Vành đai 3 nhận tiền đền bù (Ảnh: Phương Lê)