Phong trào bình dân học vụ: Góc nhìn từ chính sách

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu hay phát ngôn nào cho rằng Phong trào Bình dân học vụ là một chính sách Giáo dục.

Lớp học của học sinh đồng bào dân tộc Tây Bắc được tổ chức sau Cách mạng tháng Tám.

Lớp học của học sinh đồng bào dân tộc Tây Bắc được tổ chức sau Cách mạng tháng Tám.

Tuy nhiên, tôi xác định phong trào này thực sự là chính sách Giáo dục – Chính sách Giáo dục đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với đầy đủ các dấu hiệu, đặc trưng của một chính sách công, đó là:

Cơ quan nhà nước ban hành chính sách: Phong trào Bình dân học vụ được ban hành, tổ chức thực thi bởi Chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người kí Sắc lệnh ban hành liền ba sắc lệnh số 17, 19 và 20.

Theo đó, Nha Bình dân học vụ được ra đời nằm trong Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ GD&ĐT) hạn trong 6 tháng làng và thị trấn nào cũng phải có "ít ra là một lớp bình dân" và cưỡng bách học chữ quốc ngữ trên toàn quốc.

Mục tiêu chính sách: Phong trào Bình dân học vụ được có mục tiêu chính sách xác định rõ ràng, cụ thể: Trong thời gian sớm nhất, diệt giặc dốt – như ba sắc lệnh số 17, 19 và 20 đã chỉ rõ.

Thực trạng khi ban hành và thực thi chính sách: Phong trào Bình dân học vụ giải quyết một vấn đề của thực tiễn Giáo dục lúc bấy giờ. Theo thống kê thời kỳ đó, trong 100 người thì có 3 trẻ em từ 8 đến 16 tuổi đi học và 2 người lớn biết chữ, còn 95 người thất học. Có những làng không một người nào biết chữ.

Giải pháp thực hiện chính sách: Phong trào Bình dân học vụ được thực hiện theo phương pháp vận động cách mạng là "của dân, do dân, vì dân". Cán bộ cấp chỉ huy có người làm không lương, người dạy cũng không lấy lương.

Để tiết kiệm tiền mua học phẩm, Chính phủ ra lệnh các công sở thu nhặt giấy cũ phát cho người nghèo để viết vào chỗ bỏ trắng; nếu không đủ thì dùng phấn, than, gạch, que thay bút mực; lá chuối, quạt nan, mo nang thay giấy.

Nha Bình dân học vụ liên tiếp tổ chức các lớp huấn luyện. Khóa đầu tiên mang tên "Hồ Chí Minh", khai mạc ở Hà Nội sau đúng một tháng thành lập Nha, kéo dài 10 ngày.

Tiếp đó là khóa "Phan Thanh" ở Huế vào tháng 11, đặt nền móng bình dân học vụ ở Trung Bộ. Đến tháng 7/1946, khóa huấn luyện khác mang tên "Đoàn kết" dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thay vì cách học cổ truyền là "đánh vần từng chữ", dạy chữ cái theo thứ tự a, b, c rồi vần bằng, vần trắc, bình dân học vụ tiếp nối Hội Truyền bá quốc ngữ, sử dụng phương pháp "đọc lên thành tiếng". Những chữ cái và vần được sửa đổi là bật lên thành tiếng một cách hợp lý.

Người dạy sáng tác những câu hát, ví von để người học dễ nhớ và nhớ lâu, như: "I, T giống móc cả hai/ I ngắn có chấm, (t) tờ dài có ngang". Nha Bình dân học vụ in hàng chục nghìn cuốn sách tóm tắt phương pháp giảng dạy để phổ biến cho bất cứ ai biết chữ và muốn dạy lại đồng bào.

Nguồn lực để thực thi chính sách: Ra đời giữa lúc khó khăn bủa vây, phong trào bình dân học vụ gặp nhiều vấn đề nan giải, trong đó hai điều kiện cốt yếu là người và tiền đều thiếu. Theo Việt - Nam diệt giặc dốt năm 1951 của Nhà xuất bản Bình dân học vụ, Việt Nam cần hơn 100.000 người từ chỉ huy đến nhân viên, giáo viên.

Nếu phải trả lương cho cán bộ, một năm có thể lên tới ngót 200 triệu đồng, chưa kể tiền in sách, mua học phẩm. Nhưng khi đó ngân sách dành cho bình dân học vụ chỉ 2 triệu đồng.

Đối tượng thụ hưởng chính sách: Theo sách Việt Nam chống nạn thất học, NXB Giáo dục năm 1980, với cách làm trên, chỉ trong một năm (8/1945-8/1946), phong trào bình dân học vụ đã xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người, phát triển được gần 96.000 giáo viên, mở được gần 75.000 lớp học.

Sau 5 năm (đến 30/6/1950), gần 12,2 triệu người biết chữ. 10 tỉnh với 80 huyện, hơn 1.400 xã và 7.200 thôn được công nhận thanh toán nạn mù chữ. Số người mù chữ còn lại tập trung ở miền núi, vùng bị địch chiếm như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.

Một lớp học bình dân học vụ năm 1945. Ảnh tư liệu

Một lớp học bình dân học vụ năm 1945. Ảnh tư liệu

Chủ thể thực thi chính sách: Nha Bình dân học vụ (thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Theo đó, Nha Bình dân học vụ liên tiếp tổ chức các lớp huấn luyện. Khóa đầu tiên mang tên "Hồ Chí Minh", khai mạc ở Hà Nội sau đúng một tháng thành lập Nha, kéo dài 10 ngày.

Tiếp đó là khóa "Phan Thanh" ở Huế vào tháng 11, đặt nền móng bình dân học vụ ở Trung Bộ. Đến tháng 7/1946, khóa huấn luyện khác mang tên "Đoàn kết" dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Phân tích, tổng kết thực thi chính sách: Theo sách Việt Nam chống nạn thất học, NXB Giáo dục năm 1980, với cách làm trên, chỉ trong một năm (8/1945-8/1946), phong trào bình dân học vụ đã xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người, phát triển được gần 96.000 giáo viên, mở được gần 75.000 lớp học.

Sau 5 năm (đến 30/6/1950), gần 12,2 triệu người biết chữ. 10 tỉnh với 80 huyện, hơn 1.400 xã và 7.200 thôn được công nhận thanh toán nạn mù chữ. Số người mù chữ còn lại tập trung ở miền núi, vùng bị địch chiếm như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.

Theo tác giả, “chính sách” Phong trào bình dân học vụ là chính sách Giáo dục đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), được ban hành và thực thi chỉ vài ngày sau khi Cách mạng tháng 8 thành công và Quốc khánh của đất nước.

Thực tế, chưa có chính sách nào trong giai đoạn hiện nay được ban hành trong một thời gian ngắn như vậy và đã bỏ qua các công đoạn khảo sát, phân tích chính sách thông thường.

Có thể nhận thấy: Với muôn vàn khó khăn và bất lợi, thiếu thốn các nguồn lực cần thiết, nhưng “chính sách” Phong trào bình dân học vụ đã thành công rất lớn, toàn diện, góp phần vào sự nghiệp Giáo dục của đất nước.

Chính sách này thể hiện sự sáng suốt, trí tuệ của người đứng đầu Nhà nước – Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Những bài học kinh nghiệm về việc xây dựng, ban hành và thực thi chính sách Phong trào bình dân học vụ còn nguyên giá trị đối với Quốc hội và các cơ quan hoạch định chính sách vĩ mô hiện nay.

Nhân đây, tôi xin dẫn lại ý kiến của ông Nguyễn Phong Niên, nguyên Ủy viên thư ký Ủy ban Quốc gia Chống nạn mù chữ, thầy giáo trong phong trào bình dân học vụ những năm 1951-1953, đánh giá bình dân học vụ là phong trào quần chúng sáng tạo, linh hoạt, là nền tảng của giáo dục thường xuyên và là ví dụ điển hình cho việc học tập suốt đời mà ngày nay mọi người vẫn nhắc nhở nhau.

Ông nói: "Bác Hồ nói rất đúng rằng Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Ngay cả có nhiều trí thức giỏi mà toàn dân yếu thì cũng không được bởi không thể lấy một đội ngũ giỏi ở trên để thay thế quần chúng cực đông ở dưới được. Việc mở ra phong trào giúp toàn dân biết chữ như bình dân học vụ là đúng đắn và cần thiết, để lại nhiều bài học đến tận bây giờ”.

TS Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/phong-trao-binh-dan-hoc-vu-goc-nhin-tu-chinh-sach-post666955.html