Để tạo ra sản phẩm như váy, áo, mũ, địu, người Thu Lao phải trải qua nhiều giai đoạn như: Trồng bông, kéo sợi, dệt vải... Mỗi giai đoạn đều đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mẩn của đôi tay. Trong ảnh: Bà Lìu Sủ Chắn, năm nay 72 tuổi đã có hơn 50 năm gìn giữ nghề truyền thống kéo chỉ ra các ống suốt nhỏ để đưa vào con thoi dệt vải.
Chị Khẩu Thị Sế, 40 tuổi là con bà Lìu Sủ Chắn từ nhỏ đã được mẹ chỉ bảo, dạy cách kéo sợi bông, dệt vải và cắt, khâu những bộ trang phục độc đáo của người Thu Lao. Chị chia sẻ: Được học tập và nối nghề của mẹ, tôi cũng sẽ dạy cho con gái và cháu của mình nghề truyền thống.
Khi mùa vụ đã xong, đa phần phụ nữ Thu Lao ở vùng cao Si Ma Cai không nghỉ ngơi mà chuyển sang việc thu bông, sau đó sẽ truyền dạy cho con cháu cách cán bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm và thêu may váy áo. Ngày nay, không phải hộ nào cũng gìn giữ được nghề dệt, thế nhưng nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của bà con...
... và vẫn được trao truyền qua nhiều thế hệ.
Nhiều công đoạn đòi hỏi tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và sức sáng tạo riêng của mỗi người.
Gia đình bà Séo Thị Là cũng là một trong những hộ giữ nghề dệt đã nhiều đời. Trong ảnh: Bà Là sử dụng khung cửi có tuổi đời trên 50 năm do mẹ chuyển lại để dệt vải.
Luồn chỉ, đưa thoi... mọi công đoạn được bà Là thực hiện một cách thuần thục.
Từ những mảnh vải đã được dệt, phụ nữ Thu Lao sẽ cắt, khâu thành các bộ váy, áo, mũ, địu... phục vụ cho bản thân và người trong gia đình. Ngày nay, nghề truyền thống này vẫn được duy trì như một cách bảo vệ văn hóa độc đáo của người Thu Lao và tạo ra những bộ trang phục bền, đẹp cho thế hệ mai sau.