Chiều 31/10, Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Nghị quyết 15 huyện Mường Tè tổ chức Hội nghị BCĐ huyện thực hiện Nghị quyết 15 -NQ/TU về xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2024-2030 (Nghị quyết 15) nhằm đánh giá lại tình hình, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 15.
Lễ cúng rừng là một trong những tín ngưỡng lâu đời, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống tâm linh của đồng bào Cờ Lao. Vừa qua, Lễ cúng rừng của người Cờ Lao xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã được Bộ Văn hóa, TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Những giá trị tốt đẹp từ tín ngưỡng cúng rừng đã trở thành mảng màu hoàn hảo, góp phần tô điểm thêm cho bức tranh văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá.
Trong 3 năm (2022 - 2024), Thư viện Lâm Đồng đã thành lập và bàn giao 47 tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại 9 huyện, thành trong tỉnh. Với kinh phí 30 triệu đồng/tủ sách, mỗi tủ sách được trang bị 1 tủ đựng sách và gần 300 cuốn sách.
Tỉnh Lào Cai có 16 xã đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Nguyên nhân là do các xã này có từ 30% đến dưới 50% tiêu chí không đáp ứng mức đạt chuẩn theo yêu cầu của bộ tiêu chí xã nông thôn mới. Để không bị thu hồi quyết định công nhận, Lào Cai đang nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm duy trì, phấn đấu nâng chuẩn các tiêu chí.
Thực hiện 'Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050', Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã triển khai Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030'. Thông qua mô hình thí điểm này để tập huấn cho nông dân trong vùng hiểu về quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Đồng thời, giúp người nông dân thay đổi phương thức, tập quán sản xuất cũ, tổ chức lại nền sản xuất tiên tiến, hiện đại nhằm vừa tạo ra lúa sạch, có năng suất cao, lại vừa bán được tín chỉ carbon, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống.
Đồng bào dân tộc Khơ Mú, xã Nong Lay, huyện Thuận Châu hiện có 170 hộ, sinh sống tại 5 bản, tập trung chủ yếu tại bản Phiêng Nong và Bó Mạ. Những phong tục, tập quán, nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu vẫn được lưu giữ và phát huy.
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản giao các Sở, ngành thực hiện Công văn số 5999/BXD-QLN của Bộ Xây dựng ngày 24/10/2024 về việc nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình để triển khai hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Triển khai các dự án đa dạng hóa sinh kế sẽ từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi, góp phần thúc đẩy tiến trình giảm nghèo cho đồng bào vùng khó khăn.
Ngày 28-10, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Liên minh Đa dạng Sinh học quốc tế và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế tổ chức hội thảo 'Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm từ các hoạt động đào tạo về chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm Việt Nam'. Tham dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện nhiều tổ chức trong và ngoài nước.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Lâm Đồng đa dạng và phong phú, tạo ra những cảnh quan đặc sắc của hồ, thác, suối, rừng... trập trùng, ngoạn mục; là nơi sinh sống của 47 dân tộc anh em, là nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng quý giá với nhiều phong tục, tập quán, trang phục, kiến trúc, lễ hội, văn hóa... truyền thống, có sức hút cao không chỉ đối với du khách trong nước và quốc tế; mà còn là cảm hứng cho nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thực hiện trong 10 năm qua (từ 2004-2024).
Với mong muốn giới thiệu nét đẹp văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc và quảng bá hình ảnh quê hương Xứ Lạng đến với bạn bè trong nước và quốc tế, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức khai mạc Chương trình 'Đêm Xứ Lạng tại Thủ đô Hà Nội'. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện xúc tiến hợp tác đầu tư và vận động viện trợ nước ngoài tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Ngay từ thời xa xưa, trong tập quán định cư và sinh hoạt của con người, vai trò của các con sông có tính chất quyết định đến chất lượng sống và sự phồn thịnh của một cộng đồng. Là một trong những đô thị may mắn có thể gắn sự phát triển của mình với một dòng sông, từ đặc trưng của một vùng đất 'trên bến dưới thuyền' đến 'đô thị sông nước', TPHCM đã vươn mình trở thành một trung tâm kinh tế của cả nước. Hãy cùng nhìn lại những chặng đường đó để hiểu vai trò của dòng sông này với đô thị mà nó có duyên phận gắn bó trong hàng trăm năm qua.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, chanh, thanh long, rau) và 2 con (con bò, con tôm). Hiệu quả bước đầu của các mô hình đã góp phần quan trọng thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của nông dân, từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Qua đó, giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận cho các hộ tham gia.
Công việc giữ rừng rất đỗi gian nan, vất vả, lại thường trực hiểm nguy, song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ông Dương Thanh Liên, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Nam Động (thuộc Hạt Kiểm lâm Quan Hóa) là một tấm gương như thế.
Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 1,3 triệu người với 47 dân tộc anh em, gồm dân tộc Kinh và 46 dân tộc thiểu số (DTTS) đã làm nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa. Để có thể quản lý, khai thác tốt hơn nguồn nội lực của các DTTS của Lâm Đồng, rất cần những tài liệu ghi chép, biên soạn đầy đủ, đồng bộ, khoa học và khách quan về các vấn đề liên quan đến cộng đồng các DTTS của tỉnh. Từ đó làm cơ sở để bảo tồn, khai thác, phát huy tốt, sẽ là những nội lực quan trọng cho quảng bá du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, hoạch định chính sách phù hợp, hiệu quả hơn ở vùng DTTS của địa phương.
Chiều 24/10, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Hầu Văn Lý, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa đã chủ trì, tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu người có uy tín trong dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hà Giang về thăm Bộ Công an.
Từ ngày 6 đến 8-12, Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story lần 2 sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Quận 5. Đây là cơ hội để khách tham quan được thưởng thức các món ăn truyền thống và đặc trưng của quận 5.
Ẩm thực 'Chợ Lớn Food Story 2024' – nơi gửi gắm câu chuyện về văn hóa thưởng thức 'ẩm' và 'thực' cùng phong tục, tập quán của cộng đồng người dân tại vùng Chợ Lớn.
Lễ hội ẩm thực 'Chợ Lớn Food Story' giới thiệu những món ngon của vùng Chợ Lớn, đưa quận 5 thành điểm đến du lịch ẩm thực đặc trưng của TP HCM.
Hoàn thiện hạ tầng thương mại tại khu vực biên giới, nâng cấp chợ trung tâm mở rộng hệ thống bán lẻ đang được tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt chú trọng.
Một trong những thành công của Thừa Thiên-Huế là giải được bài toán khó ở mạn phía Tây khi đưa huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo năm 2024.
Ngày 21/10, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đến thăm, tặng quà gia đình chính sách tiêu biểu người dân tộc thiểu số.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những khu vực có đặc thù về văn hóa, tập quán và điều kiện kinh tế, xã hội khác biệt so với các khu vực khác. Do đó, công tác xây dựng và phát triển Đảng tại đây đã và đang gặp không ít những khó khăn, thách thức. Để nâng cao hiệu quả công tác này, cần có những giải pháp đồng bộ, kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.
Ngày 20/10, tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) diễn ra Lễ tái hiện 'Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa' truyền thống tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Mô hình 'Lễ cưới tập thể' là một trong những hoạt động do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức nhằm chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động khó khăn, không thể tổ chức lễ cưới riêng theo phong tục, tập quán truyền thống. Qua đó, giúp họ tạo dựng mái ấm gia đình, tiết kiệm tài chính, ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất.
Sức khỏe đất là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên đến nay, Việt Nam mới chính thức có được Đề án về nâng cao sức khỏe đất.
Ở nơi xa xứ, những phụ nữ Việt Nam ở Áo vẫn ngày ngày giữ bếp lửa ấm với các món ăn Việt Nam, trò chuyện với con cháu bằng tiếng mẹ đẻ và duy trì các phong tục, tập quán truyền thống của quê cha đất mẹ.
Vấn đề quản lý, sử dụng tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo, lâu nay luôn được người dân đặc biệt quan tâm.
Mảnh đất Sa Pa xinh đẹp là nơi quần cư của 5 dân tộc thiểu số, gồm Mông, Tày, Giáy, Dao và Xá Phó. Mỗi dân tộc có vẻ đẹp riêng về phong tục, tập quán, trang phục, đời sống văn hóa tinh thần, làm nên vẻ đẹp đậm đà bản sắc của vùng cao Sa Pa.
Tập quán thâm canh, chuyên canh, sử dụng không cân đối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; ô nhiễm đất do sự phát triển của các khu công nghiệp, làng nghề... làm sức khỏe đất bị suy giảm nghiêm trọng.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên vừa tổ chức hội nghị sơ kết kết quả thực hiện Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.
Hàm Thuận Nam là huyện miền núi của tỉnh, hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 18 đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với trên 6.000 khẩu/1.726 hộ. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nền văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện.
Trong 2 ngày (15 - 16/10), Hội Phụ nữ thị xã Sa Pa tổ chức Hội thi Bình đẳng giới và những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em năm 2024.
Ngoài các tiêu chí an toàn, chất lượng về nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà, các địa phương cần có giải pháp về kiến trúc nhà ở cho người nghèo, để làm đẹp diện mạo khu vực nông thôn mới.
Ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thú cưng ở Việt Nam còn non trẻ. Tuy nhiên, những năm gần đây cũng đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ từ ngành sản xuất này.
Ngày 30/09/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã họp và thông qua Nghị quyết 75/2024/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 67 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện để người có uy tín phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, góp phần xây dựng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng; bảo tồn và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngày 15/10, Đoàn Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam do ngài Jigjee Sereejav làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Hòa Bình.
Sáng 14/10, tại Trung tâm Hội nghị Văn hóa thành phố Lai Châu, Tỉnh ủy tổ chức Hội thi Dân vận khéo với chủ đề: Tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu năm 2024.
Tại Tuyên Quang, các dân tộc thiểu số được tạo mọi điều kiện thuận lợi để bảo tồn, phát triển văn hóa nói chung, tiếng nói và chữ viết nói riêng.
Sáng 14/10, Ban Dân vận Huyện ủy Bắc Hà tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số cải tạo tập quán lạc hậu; chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước năm 2024.
Trong khi nhiều động vật khác hốt hoảng, bất an khi trời mưa to gió lớn thì loài vịt tỏ ra khá thản nhiên, vì sao vịt không sợ mưa bão?
Trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội cốm Dương Quỳ với chủ đề 'Sắc vàng hương cốm', chiều 12/10, UBND xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn tổ chức lễ hội đường phố.
Lễ cúng rừng là một tập quán tín ngưỡng từ lâu đời của người Cờ Lao ở Hà Giang, có ý nghĩa quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng, giáo dục con người sống hòa hợp với thiên nhiên.