Phú Yên: Cả làng bó chổi mỏi tay để kịp giao hàng Tết

Đơn hàng cuối năm dồn dập, làng nghề chổi đót Mỹ Thành (xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) tất bật, bó chổi mỏi tay để kịp hàng giao Tết.

Nghề bó chổi nổi tiếng Phú Yên là tại thôn Mỹ Thành (xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa), mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng trăm nghìn chiếc chổi. Chổi đót ở đây nổi tiếng vì vừa bền, vừa đẹp, được làm thủ công hoàn toàn, rất chắc chắn.

Nghề bó chổi nổi tiếng Phú Yên là tại thôn Mỹ Thành (xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa), mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng trăm nghìn chiếc chổi. Chổi đót ở đây nổi tiếng vì vừa bền, vừa đẹp, được làm thủ công hoàn toàn, rất chắc chắn.

 Anh Nguyễn Tường Dân, một người làm chổi đót hơn 10 năm tại thôn Mỹ Thành, cho biết đây là nghề truyền thống do bố mẹ truyền lại và được vợ chồng anh duy trì. Trung bình mỗi ngày, cơ sở của anh làm ra 500 - 1.000 cái, riêng những tháng gần Tết thì nhiều hơn. "Công việc bó chổi trả lương theo sản phẩm nên dịp này cũng nhiều người tranh thủ thời gian nhàn rỗi để làm, có người đến làm trực tiếp hoặc nhận về nhà", anh Dân nói và cho biết làm chổi phải qua nhiều công đoạn như: Tách đót, bó nhỏ, bó cổ thân, quấn thép, bện, chặt đót… đòi hỏi người làm phải có tính tỉ mỉ, khéo léo để làm ra sản phẩm tròn, đẹp, dùng bền.

Anh Nguyễn Tường Dân, một người làm chổi đót hơn 10 năm tại thôn Mỹ Thành, cho biết đây là nghề truyền thống do bố mẹ truyền lại và được vợ chồng anh duy trì. Trung bình mỗi ngày, cơ sở của anh làm ra 500 - 1.000 cái, riêng những tháng gần Tết thì nhiều hơn. "Công việc bó chổi trả lương theo sản phẩm nên dịp này cũng nhiều người tranh thủ thời gian nhàn rỗi để làm, có người đến làm trực tiếp hoặc nhận về nhà", anh Dân nói và cho biết làm chổi phải qua nhiều công đoạn như: Tách đót, bó nhỏ, bó cổ thân, quấn thép, bện, chặt đót… đòi hỏi người làm phải có tính tỉ mỉ, khéo léo để làm ra sản phẩm tròn, đẹp, dùng bền.

Nguyên liệu chính để làm chổi là cây đót, được thu gom từ cao nguyên Lâm Đồng. Bông đót làm chổi phải cắt khi còn xanh và chưa nở hoa. Đót phơi khô phải có màu sáng, mịn, dai để làm chổi cho bền và chắc.

Nguyên liệu chính để làm chổi là cây đót, được thu gom từ cao nguyên Lâm Đồng. Bông đót làm chổi phải cắt khi còn xanh và chưa nở hoa. Đót phơi khô phải có màu sáng, mịn, dai để làm chổi cho bền và chắc.

 Chị Bùi Thị Duyên, thợ bó chổi ở thôn Mỹ Thành, cho hay cứ mỗi lần rút nẹp cột con nếu không đốt đầu cước là 2.300 đồng, còn đốt để không thừa dây cước dài ra là 2.500 đồng. Mỗi ngày chị kiếm được khoảng 200.000 đồng tiền công nếu làm xuyên trưa.

Chị Bùi Thị Duyên, thợ bó chổi ở thôn Mỹ Thành, cho hay cứ mỗi lần rút nẹp cột con nếu không đốt đầu cước là 2.300 đồng, còn đốt để không thừa dây cước dài ra là 2.500 đồng. Mỗi ngày chị kiếm được khoảng 200.000 đồng tiền công nếu làm xuyên trưa.

Chổi đót có nhiều loại như chổi cây, chổi cán nhựa và chổi thép, mỗi loại đều nặng khoảng nửa kg. Công đoạn khó nhất là quấn thép cán chổi bằng đót, phải thật chặt tay. Hiện làng nghề có gần 1.000 lao động tham gia, làm ra hàng chục nghìn sản phẩm mỗi ngày để cung ứng cho thị trường.

Chổi đót có nhiều loại như chổi cây, chổi cán nhựa và chổi thép, mỗi loại đều nặng khoảng nửa kg. Công đoạn khó nhất là quấn thép cán chổi bằng đót, phải thật chặt tay. Hiện làng nghề có gần 1.000 lao động tham gia, làm ra hàng chục nghìn sản phẩm mỗi ngày để cung ứng cho thị trường.

 Sản phẩm chổi đót ở làng nghề Mỹ Thành có mặt hầu hết các tỉnh từ Bình Định trở vào phía Nam và các tỉnh Tây Nguyên. Giá bán chổi đót từ 25.000 đồng đến 40.000 đồng mỗi cái tùy loại.

Sản phẩm chổi đót ở làng nghề Mỹ Thành có mặt hầu hết các tỉnh từ Bình Định trở vào phía Nam và các tỉnh Tây Nguyên. Giá bán chổi đót từ 25.000 đồng đến 40.000 đồng mỗi cái tùy loại.

Cuối năm 2007, làng nghề bó chổi ở thôn Mỹ Thành được công nhận là làng nghề truyền thống. Làng nghề được chính quyền tỉnh Phú Yên đầu tư xây dựng cổng chào, đường bê tông dẫn vào làng và hỗ trợ vốn phát triển sản xuất.

Cuối năm 2007, làng nghề bó chổi ở thôn Mỹ Thành được công nhận là làng nghề truyền thống. Làng nghề được chính quyền tỉnh Phú Yên đầu tư xây dựng cổng chào, đường bê tông dẫn vào làng và hỗ trợ vốn phát triển sản xuất.

Đức Thảo

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/phu-yen-ca-lang-bo-choi-moi-tay-de-kip-giao-hang-tet-300146.html