Quá hoàn cảnh, Ukraine dùng súng từ thời Thế chiến để huấn luyện

Xuất hiện nhiều đoạn video chia sẻ hình ảnh lực lượng dự bị của Ukraine đang sử dụng những vũ khí từng được Hồng quân mang theo trong Thế chiến thứ II.

Có vẻ như lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine thực sự đang khá tuyệt vọng. Các báo cáo chỉ ra rằng lực lượng dự bị của Ukraine đang phải dựa vào những vũ khí nhỏ đã được Hồng quân Liên Xô sử dụng từ Thế chiến II.

Có vẻ như lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine thực sự đang khá tuyệt vọng. Các báo cáo chỉ ra rằng lực lượng dự bị của Ukraine đang phải dựa vào những vũ khí nhỏ đã được Hồng quân Liên Xô sử dụng từ Thế chiến II.

Đoạn video truyền hình trực tuyến cho thấy một tình nguyện viên hướng dẫn các thành viên của lực lượng phòng vệ, những người thường thiếu vũ khí, cách sử dụng súng máy hạng nhẹ DP-27 thời Thế chiến thứ hai.

Đoạn video truyền hình trực tuyến cho thấy một tình nguyện viên hướng dẫn các thành viên của lực lượng phòng vệ, những người thường thiếu vũ khí, cách sử dụng súng máy hạng nhẹ DP-27 thời Thế chiến thứ hai.

Theo báo cáo từ tạp chí The Drive, cuộc huấn luyện với súng máy DP-27 đã diễn ra với các thành viên của tiểu đoàn Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ ở Brovary, một thành phố nhỏ nằm ngay ngoại ô thủ đô Kiev của Ukraine.

Theo báo cáo từ tạp chí The Drive, cuộc huấn luyện với súng máy DP-27 đã diễn ra với các thành viên của tiểu đoàn Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ ở Brovary, một thành phố nhỏ nằm ngay ngoại ô thủ đô Kiev của Ukraine.

Theo các nguồn tin, tiểu đoàn Phòng thủ Lãnh thổ Brovary trực thuộc Lữ đoàn Phòng thủ Lãnh thổ độc lập số 114 và đơn vị này đã tổ chức huấn luyện cho khoảng 80.000 người.

Theo các nguồn tin, tiểu đoàn Phòng thủ Lãnh thổ Brovary trực thuộc Lữ đoàn Phòng thủ Lãnh thổ độc lập số 114 và đơn vị này đã tổ chức huấn luyện cho khoảng 80.000 người.

Trong video, người hướng dẫn Ivan Savelyev nói với các tình nguyện viên khác, “Theo tôi, không có súng máy cũ. Các đặc tính kỹ thuật và chiến thuật chính của bất kỳ loại vũ khí nào phụ thuộc vào người sử dụng và loại hình đào tạo mà họ đã nhận được”.

Trong video, người hướng dẫn Ivan Savelyev nói với các tình nguyện viên khác, “Theo tôi, không có súng máy cũ. Các đặc tính kỹ thuật và chiến thuật chính của bất kỳ loại vũ khí nào phụ thuộc vào người sử dụng và loại hình đào tạo mà họ đã nhận được”.

Súng máy bộ binh Degtyaryov còn được gọi là DP-27, lực lượng quân đội các nước phương Tây thường gọi là DP-28. Được phát triển bởi nhà thiết kế vũ khí bộ binh của Liên Xô Vasily Degtyaryov, súng máy hạng nhẹ DP-27 được đánh giá là đáng tin cậy, chính xác và quan trọng nhất là bền.

Súng máy bộ binh Degtyaryov còn được gọi là DP-27, lực lượng quân đội các nước phương Tây thường gọi là DP-28. Được phát triển bởi nhà thiết kế vũ khí bộ binh của Liên Xô Vasily Degtyaryov, súng máy hạng nhẹ DP-27 được đánh giá là đáng tin cậy, chính xác và quan trọng nhất là bền.

Giống như các loại vũ khí bộ binh khác của Liên Xô cùng thời, DP-27 có thể được sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt và vẫn hoạt động như mới. Súng có thể chịu đựng được nhiệt độ đóng băng và vẫn có thể nã đạn vào các vị trí của kẻ thù trong khi các loại vũ khí khác thời đó thường sẽ không hoạt động được.

Giống như các loại vũ khí bộ binh khác của Liên Xô cùng thời, DP-27 có thể được sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt và vẫn hoạt động như mới. Súng có thể chịu đựng được nhiệt độ đóng băng và vẫn có thể nã đạn vào các vị trí của kẻ thù trong khi các loại vũ khí khác thời đó thường sẽ không hoạt động được.

Súng có biệt danh là “máy hát của Stalin”, vì DP-27 có một ổ đạn lớn ở phía trên mặt súng chứa được 47 viên đạn 7,62x54mm, cùng cỡ nòng với đạn súng trường bắn tỉa Mosin Nagant của quân đội Liên Xô.

Súng có biệt danh là “máy hát của Stalin”, vì DP-27 có một ổ đạn lớn ở phía trên mặt súng chứa được 47 viên đạn 7,62x54mm, cùng cỡ nòng với đạn súng trường bắn tỉa Mosin Nagant của quân đội Liên Xô.

Mặc dù có những điểm tương đồng về thiết kế, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy DP-27 được phát triển dựa trên khẩu Lewis Gun do Mỹ sản xuất từng được quân đội Anh sử dụng trong Thế chiến I và II.

Mặc dù có những điểm tương đồng về thiết kế, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy DP-27 được phát triển dựa trên khẩu Lewis Gun do Mỹ sản xuất từng được quân đội Anh sử dụng trong Thế chiến I và II.

Băng đạn nạp đầu sử dụng nhiều lực để hỗ trợ quá trình nạp đạn, tương tự như súng Bren của Anh và các loại súng máy hạng nhẹ khác thời đó cũng có các băng đạn nạp nằm trên mặt súng.

Băng đạn nạp đầu sử dụng nhiều lực để hỗ trợ quá trình nạp đạn, tương tự như súng Bren của Anh và các loại súng máy hạng nhẹ khác thời đó cũng có các băng đạn nạp nằm trên mặt súng.

Tuy nhiên, trong trường hợp của DP-27, băng đạn tròn giúp đảm bảo rằng đường ngắm của vũ khí không bị ảnh hưởng. Bằng cách đặt hộp tiếp đạn lên trên vũ khí, DP-27 bảo đảm khả năng cơ động tốt hơn so với các loại súng máy hạng nhẹ.

Tuy nhiên, trong trường hợp của DP-27, băng đạn tròn giúp đảm bảo rằng đường ngắm của vũ khí không bị ảnh hưởng. Bằng cách đặt hộp tiếp đạn lên trên vũ khí, DP-27 bảo đảm khả năng cơ động tốt hơn so với các loại súng máy hạng nhẹ.

DP-27 nặng hơn súng trường, nhưng một binh sĩ Hồng quân vẫn có thể mang và vận hành vũ khí này. Tuy nhiên, súng sẽ không thể đạt chính xác nếu như bắn từ hông trong khi di chuyển. DP-27 được trang bị một chân chống và thường được sử dụng bởi một người lính trong tư thế nằm sấp hoặc quỳ gối.

DP-27 nặng hơn súng trường, nhưng một binh sĩ Hồng quân vẫn có thể mang và vận hành vũ khí này. Tuy nhiên, súng sẽ không thể đạt chính xác nếu như bắn từ hông trong khi di chuyển. DP-27 được trang bị một chân chống và thường được sử dụng bởi một người lính trong tư thế nằm sấp hoặc quỳ gối.

Súng máy hạng nhẹ DP-27 có thiết kế đơn giản với rất ít bộ phận, tiện trong việc tháo lắp và bảo dưỡng. DP-27 có thể bắn khoảng 550 phát mỗi phút, tốc độ bắn thấp hơn một số súng máy nhưng điều này thực sự giúp giảm nguy cơ quá nhiệt của nòng súng.

Súng máy hạng nhẹ DP-27 có thiết kế đơn giản với rất ít bộ phận, tiện trong việc tháo lắp và bảo dưỡng. DP-27 có thể bắn khoảng 550 phát mỗi phút, tốc độ bắn thấp hơn một số súng máy nhưng điều này thực sự giúp giảm nguy cơ quá nhiệt của nòng súng.

Không rõ lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine có bao nhiêu khẩu DP-27 trong kho vũ khí hoặc nguồn vũ khí này đến từ đâu. Tuy nhiên, nó không phải là vũ khí cổ điển duy nhất được nước này sử dụng. Các video cũng xuất hiện cho thấy một số tình nguyện viên đã điều khiển súng máy hạng nặng M1910 của Nga.

Không rõ lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine có bao nhiêu khẩu DP-27 trong kho vũ khí hoặc nguồn vũ khí này đến từ đâu. Tuy nhiên, nó không phải là vũ khí cổ điển duy nhất được nước này sử dụng. Các video cũng xuất hiện cho thấy một số tình nguyện viên đã điều khiển súng máy hạng nặng M1910 của Nga.

Giống như DP-27, M1910 Maxim được trang bị hộp đạn 7,62x54mm, loại đạn vẫn đang được sử dụng trong Quân đội Ukraine. Những vũ khí đó có thể cũ, nhưng chúng đã được sử dụng thành công để ngăn chặn quân Đức xâm lược Đức. Sự khác biệt bây giờ là chúng có thể được sử dụng để ngăn chặn một cuộc tấn công từ phía đông bởi Nga.

Giống như DP-27, M1910 Maxim được trang bị hộp đạn 7,62x54mm, loại đạn vẫn đang được sử dụng trong Quân đội Ukraine. Những vũ khí đó có thể cũ, nhưng chúng đã được sử dụng thành công để ngăn chặn quân Đức xâm lược Đức. Sự khác biệt bây giờ là chúng có thể được sử dụng để ngăn chặn một cuộc tấn công từ phía đông bởi Nga.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/qua-hoan-canh-ukraine-dung-sung-tu-thoi-the-chien-de-huan-luyen-1661557.html