Quảng Nam: Trồng cây bản địa phục hồi rừng tổn thương
Nằm ở Trung Trường Sơn, nhiều cánh rừng nguyên sinh ở Quảng Nam có trữ lượng gỗ lớn, địa hình hiểm trở nên từng là điểm nóng về khai thác gỗ trái phép, tổn hại hệ sinh thái, gây sạt lở, lũ quét. Những năm qua, địa phương ưu tiên tái tạo những cánh rừng bị tổn thương bằng các loại cây bản địa. Ghi nhận tại vườn quốc gia Sông Thanh – một trong những khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam.
Khu vực khe Gà Mơ ở xã Cà Dy, huyện Nam Giang đã được quy hoạch rừng đặc dụng Sông Thanh nhưng nay không còn cây cao, bóng mát. Từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng, Ban Quản lý vườn quốc gia Sông Thanh đã trồng lại 20 héc ta cây bản địa như dổi ăn hạt, ươi bay. Hơn 20 nhân viên bảo vệ rừng cắm chốt nhiều năm nay để chăm sóc, bảo vệ rừng.
Còn đây là lòng hồ thủy điện sông Bung 4 thuộc lâm phận vườn quốc gia Sông Thanh. Trước đây, khu vực này có nhiều lim xanh rất quý nhưng đã bị lâm tặc đốn hạ. Từ nguồn kinh phí thu được từ thủy điện, chủ rừng đã trồng lại lim xanh. Đến nay, rừng lim từ 4- 7 năm tuổi sinh trưởng rất tốt.
Quảng Nam có gần 780 nghìn héc ta rừng và đất quy hoạch phát triển rừng. Mỗi năm, tỉnh thu gần 200 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Từ nguồn thu này, địa phương tái đầu tư cho công tác bảo vệ, hỗ trợ đồng bào chăm sóc rừng. Với mô hình này, mỗi năm, hàng nghìn héc ra rừng nghèo đã dần được hồi sinh, đời sống người dân vùng cao cũng dần đổi thay.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!