Quảng Ngãi: Phát triển hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Phát triển hợp tác xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được nhiều địa phương chú trọng để xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị cho các mặt hàng nông sản. Điều quan trọng hơn là từ các Hợp tác xã này đã từng bước giúp thay đổi tư duy làm kinh tế của người dân đồng bào dân tộc thiểu số.
Từng canh tác manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu trồng cây keo, cây mì thì nay gia đình chị Hồng chuyển sang trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Quyết định thay đổi mô hình sản xuất này kể từ khi chị trở thành xã viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Sơn Long. Được hợp tác xã hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật trồng trọt nên gia đình chị mạnh dạng đầu tư 1 hecta cây ăn quả gồm ổi, sầu riêng, bưởi da xanh.
Hiện có khoảng 65 Hợp tác xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Các hợp tác xã này tập hợp nhiều thành viên là người đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua mô hình sản xuất, các xã viên là người đồng bào dân tộc thiểu số được hướng dẫn kỹ thuật canh tác và ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất nông nghiệp.
Xác định vai trò quan trọng của kinh tế tập thể, các địa phương ở miền núi Quảng Ngãi đang khuyến khích phát triển thêm các Hợp tác xã, Tổ hợp tác để giúp người dân đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định từ nông nghiệp.
Nhiều mặt hàng nông sản của người dân đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi đạt sản phẩm Ocop, được thị trường ưa chuộng. Địa phương đang định hình, tái cơ cấu lại các Hợp tác xã ở miền núi, hỗ trợ các chính sách ưu đãi để Hợp tác xã luôn là điểm tựa thoát nghèo của người dân vùng cao.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!