QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 09/8/2023

'Điểm lại các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Hồi giáo Iran; Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh nghe Chính phủ và một số Bộ báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 99 của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; Ủy ban Kinh tế thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản...' là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội hôm nay, ngày 09/8/2023.

* Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, chiều 8/8 Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Bagher Ghalibaf đã chủ trì Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

* Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, chiều 8/8 Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Bagher Ghalibaf đã chủ trì Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Ngay sau lễ đón chính thức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Iran thống nhất nhiều nội dung định hướng hợp tác quan trọng giữa hai Quốc hội.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ HỘI ĐÀM VỚI CHỦ TỊCH QUỐC HỘI IRAN

* Ngay sau hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Bagher Ghalibaf đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Quốc hội và gặp gỡ báo chí hai nước.

Đây bản thỏa thuận đầu tiên trong lịch sử quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước được ký kết. Theo đó, hai bên sẽ tăng cường hợp tác song phương, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; tăng cường phát huy vai trò của Cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ song phương; phối hợp giám sát việc thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Chính phủ hai nước; ủng hộ và tăng cường kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp; tạo điều kiện hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp cũng như người dân hai nước sinh sống, đầu tư và kinh doanh.

Xem nội dung chi tiết tại đây: KÝ THỎA THUẬN HỢP TÁC GIỮA QUỐC HỘI VIỆT NAM VÀ IRAN

* Tiếp tục chuyến thăm chính thức Iran, chiều 8/8 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Iran – Việt Nam Seyed Kamal Sajjadi.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng gặp Ban Lãnh đạo Hội hữu nghị Iran - Việt Nam và Chủ tịch Hội Seyed Kamal Sajjadi, người từng là Đại sứ Iran tại Việt Nam, rất gắn bó với Việt Nam và cũng là Chủ tịch sáng lập ra Hội hữu nghị Iran - Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao đóng góp của ông Seyed Kamal Sajjadi trong việc gìn giữ, củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TIẾP CHỦ TỊCH HỘI HỮU NGHỊ IRAN – VIỆT NAM

* Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, ngày 09/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Cùng dự cuộc tiếp có Phó Chủ tịch Quốc hội Mojtaba Zalnouri.

Tại buổi hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng đến thăm Iran đúng vào dịp Việt Nam và Iran kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Iran.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ HỘI KIẾN TỔNG THỐNG IRAN EBRAHIM RAISI

* Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam đang có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran. Chuyến thăm không chỉ được kỳ vọng sẽ mở ra một trang mới trong mối quan hệ song phương và nghị viện giữa hai nước khi vừa kỷ niệm tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mà còn được kỳ vọng sẽ mang tới những xung lực mới cho lĩnh vực thương mại, trong bối cảnh hai quốc gia còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – IRAN

* Ngày 08/8, tại Hải Dương, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức hội nghị chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa và giáo dục mầm non. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, Hội nghị nhằm cung cấp cho các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là các thành viên Ủy ban, bức tranh toàn cảnh về di sản văn hóa Việt Nam cũng như các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; đồng thời là sự chuẩn bị bước đầu của Ủy ban cho việc thẩm tra dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau này.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ ĐẦY ĐỦ, THUẬN LỢI BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

* Ngày 08/8, Ủy ban Pháp luật tổ chức Hội thảo góp ý về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Hoàng Thanh Tùng.

Tại Hội thảo, các đại biểu quan tâm, đóng góp ý kiến về những bất cập trong quản lý, vận hành, sử dụng, cải tạo nhà chung cư và công nhận quyền sở hữu nhà ở xã hội; vấn đề công nhận quyền sử hữu nhà ở có thời hạn...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN PHÁP LUẬT TỔ CHỨC HỘI THẢO VỀ DỰ THẢO LUẬT NHÀ Ở (SỬA ĐỔI)

* Sau 10 năm triển khai thực hiện, tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về giáo dục mầm non đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ, góp phần đem lại những thành tựu rất đáng ghi nhận. Đây là một trong những nội dung đánh giá tại Hội nghị chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giáo dục mầm non do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức chiều 08/8, tại Hải Dương.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THỂ CHẾ HÓA NGHỊ QUYẾT 29 PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON

* Sáng 09/8, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về “Việc thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2020 – 2022” đã làm việc với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Phát biểu mở đầu Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, mục đích buổi làm việc để có thêm thông tin, làm cơ sở quan trọng đánh giá toàn diện tình hình thực hiện các quy định về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2020 – 2022 của các Bộ Ngành...

Xem nội dung chi tiết tại đây: GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 99/2019/QH14 VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY GIAI ĐOẠN 2020-2022

* Tại Phiên họp, các thành viên Đoàn giám sát đánh giá cao Báo cáo của các Bộ. Tuy nhiên đề nghị cần làm rõ trách nhiệm trong công tác phối hợp với các bên liên quan gắn với chức năng quản lý của từng Bộ phụ trách liên quan đến PCCC…

Xem nội dung chi tiết tại đây: GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY: LÀM RÕ TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA TỪNG BỘ NGÀNH

* Sáng 09/8, tại nhà Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Tại phiên thẩm tra, các đại biểu tập trung cho ý kiến về Phạm vi sửa đổi dự thảo Luật với 3 điều, trong đó có Điều 1 sửa đổi, bổ sung 25 điều khoản của Luật Đấu giá tài sản, bổ sung 01 điều mới, bổ sung, thay thế một số cụm từ, bãi bỏ một số điều khoản, điều của Luật Đấu giá tài sản, Điều 2 về điều khoản thi hành và Điều 3 về quy định chuyển tiếp.

Xem nội dung chi tiết tại đây:

* Chiều ngày 09/8 tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã làm việc với đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Công an về “Việc thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2020 – 2022”.

Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh – Trưởng Đoàn giám sát chủ trì Phiên họp. Dự phiên họp về phía Đoàn giám sát có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Minh Đức; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Hải Hưng; các thành viên Đoàn giám sát cùng đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Công an; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội…

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LÀM VIỆC VỚI CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PCCC

* Kết luận Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới - Trưởng Đoàn giám sát đánh giá cao các báo cáo của Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Chính phủ về “Việc thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2020 – 2022”.

Qua các báo cáo, Đoàn giám sát thấy rằng nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị đều đặc biệt quan tâm tới công tác PCCC, nhận thức của người dân và các doanh nghiệp về PCCC cũng đã được nâng lên rõ rệt.

Xem nội dung chi tiết tại đây: RÀ SOÁT HỆ THỐNG QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

* Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban thường vụ Quốc hội về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” đang tích cực làm việc với các bộ, ngành, các tập đoàn và địa phương nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cho chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Với nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn vừa qua, có thể nói chuyên đề giám sát rất đúng, trúng, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trước mắc.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GIÁM SÁT PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG CẦN XÁC ĐỊNH RÕ TRÁCH NHIỆM BỘ, NGÀNH ĐỂ ĐẢM BẢO AN NINH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA

* Theo Chương trình trình giám sát của Quốc hội năm 2024, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát 04 chuyên đề. Trong đó, Quốc hội giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GIÁM SÁT TỐI CAO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC

* Ngày 08/8/2023, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyến Văn Hiển ký Thông báo số 418/TB-VNCLP về danh sách các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt năm 2024.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THÔNG BÁO DANH SÁCH CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT NĂM 2024

* Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG, Đoàn công tác số II đề nghị nghiên cứu quy định của Nghị định số 38/2023/NĐ-CP đã cho phép việc lồng ghép nguồn vốn giữa các CTMTQG được thực hiện trong trường hợp có sự trùng lắp đồng thời về nội dung, đối tượng và phạm vi, địa bàn thực hiện; việc lồng ghép phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình. Đồng thời có các biện pháp quyết liệt để thúc đẩy kết quả giải ngân nguồn vốn từ ngân sách trung ương phân bổ để thực hiện các CTMTQG.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN CÓ BIỆN PHÁP QUYẾT LIỆT ĐỂ THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

* PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho rằng: Với những đóng góp trong suốt lịch sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc, văn học, nghệ thuật yêu nước và nhân văn đã góp phần quan trọng trong xây dựng đất nước thịnh vượng, bền vững và hạnh phúc.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PGS.TS- ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT YÊU NƯỚC VÀ NHÂN VĂN GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỊNH VƯỢNG, BỀN VỮNG, HẠNH PHÚC

* Góp ý hoàn thiện dự án luật Đất đai (sửa đổi), nhiều đại biểu, chuyên gia, nhà nghiên cứu đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của các Luật về hoạt động lấn biển, đất hình thành từ hoạt động lấn biển, làm rõ khái niệm đất lấn biển, cơ chế quản lý, chế độ sử dụng đất lấn biển, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khu vực biển khi đất lấn biển chưa hình thành.

Xem nội dung chi tiết tại đây: DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): CẦN LÀM RÕ CƠ CHẾ QUẢN LÝ, CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG ĐẤT LẤN BIỂN

* Nhấn mạnh các chuyên gia và nhà khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động giải trình tại các phiên họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, PGS.TS Lê Bộ Lĩnh, đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy, đảm bảo tối đa vai trò của chuyên gia, nhà khoa học trong hoạt động giải trình tại các cơ quan của Quốc hội trong thời gian tới.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÁT HUY VAI TRÒ CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÌNH TẠI CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI

* Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 (10/2023) tới đây. Quan tâm tới dự luật, Luật sư Nguyễn Hưng Quang cho rằng, quy định về nguyên tắc áp dụng luật tại dự thảo cần bao quát, tránh mâu thuẫn với các nguyên tắc áp dụng chung của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật và Bộ luật Dân sự.

Xem nội dung chi tiết tại đây: RÀ SOÁT KỸ LƯỠNG QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG LUẬT TẠI DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

* Trong 03 nhóm giải pháp nhằm góp phần giải bài toán tính giá điện theo nguyên tắc thị trường trong thời gian tới, TS.Nguyễn Minh Phong-Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội lưu ý đến giải pháp tăng cường công khai các chỉ tiêu kỹ thuật, chi phí hoạt động của ngành điện cũng như sự giám sát xã hội đối với ngành này.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GIẢI BÀI TOÁN TÍNH GIÁ ĐIỆN THEO NGUYÊN TẮC THỊ TRƯỜNG: CẦN TĂNG CƯỜNG SỰ CÔNG KHAI VÀ GIÁM SÁT XÃ HỘI

* Sáng 08/8, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh tiến hành giám sát đối với Công an thành phố Bắc Ninh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy và phòng, chống mại dâm (PCMTMD).

Đoàn giám sát trao đổi, làm rõ những kết quả đạt được và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác PCMTMD tại thành phố Bắc Ninh; ghi nhận những đề xuất, kiến nghị để báo cáo Quốc hội xem xét sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCMTMD nhằm đạt hiệu quả cao nhất; kiến nghị các cơ quan chức năng trung ương và địa phương xem xét các giải pháp để thực hiện tốt công tác PCMTMD trong thời gian tới.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH BẮC NINH GIÁM SÁT TẠI CÔNG AN THÀNH PHỐ BẮC NINH

* Thực hiện kế hoạch giám sát của Ủy ban Xã hội của Quốc hội, chiều ngày 8/8 Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh do Phó Trưởng đoàn chuyên trách Trần Thị Vân làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát “việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy và phòng, chống mại dâm” trên địa bàn thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Qua xem xét báo cáo, các thành viên trong đoàn giám sát đề nghị Từ Sơn cần đánh giá chính xác số liệu, làm rõ hơn tình hình thực tế về công tác đấu tranh, phòng, chống ma túy, mại dâm trên địa bàn với một số vấn đề như: trách nhiệm, sự vào cuộc của các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy và mại dâm; những khó khăn về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác cai nghiện ma túy...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH BẮC NINH GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY, PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TẠI THÀNH PHỐ TỪ SƠN

* Chiều 9/8, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông đề nghị sở Kế hoạch và Đầu tư quan tâm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ảo đảm tính kịp thời, đồng bộ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó đặc biệt chú ý quyết định 33 của UBND tỉnh Bình Thuận. Bên cạnh đó, cần quan tâm con người xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, hiện nay con người để thực hiện nhiệm vụ này tại các sở đang rất thiếu.

Xem nội dung chi tiết tại đây: BÌNH THUẬN: GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Thế Hà

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=78784