Quốc hội thông qua Nghị quyết về thành lập Đoàn giám sát năm 2025 và Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Sáng 21/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025 và Luật Lưu trữ (sửa đổi). Đồng chí Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì.

Quang cảnh phiên làm việc. Ảnh: Nam An

Quang cảnh phiên làm việc. Ảnh: Nam An

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” với 448/449 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt 91,99%.

Mục đích giám sát nhằm đánh giá việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó trọng tâm là đánh giá việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên quan đến bảo vệ môi trường. Chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025. Ảnh: Nam An

Đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025. Ảnh: Nam An

Kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Phạm vi giám sát tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2024.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An và các vị ĐBQH tại phiên làm việc sáng 21/6 ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Nam An

Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An và các vị ĐBQH tại phiên làm việc sáng 21/6 ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Nam An

Đối tượng giám sát là Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nội dung giám sát là việc ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi) với 457/463 tổng số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, đạt 93,84%, gồm 8 chương, 65 điều, quy định về: Những quy định chung, quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, nghiệp vụ lưu trữ, tài liệu lưu trữ đặc biệt và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, lưu trữ tư, hoạt động dịch vụ lưu trữ, quản lý nhà nước về lưu trữ, điều khoản thi hành.

Các vị ĐBQH đoàn Nghệ An tại phiên làm việc sáng 21/6 ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Nghĩa Đức

Các vị ĐBQH đoàn Nghệ An tại phiên làm việc sáng 21/6 ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Nghĩa Đức

Cũng trong chương trình làm việc, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Thành Duy

Nguồn Nghệ An: https://baonghean.vn/quoc-hoi-thong-qua-nghi-quyet-ve-thanh-lap-doan-giam-sat-nam-2025-va-luat-luu-tru-sua-doi-10274431.html