Quốc lộ nào dài nhất Việt Nam?
Đây là quốc lộ dài nhất nước ta, kéo dài từ biên giới Trung Quốc đến mũi Cà Mau. Quốc lộ này được xem là xương sống của hệ thống giao thông đường bộ.
1. Quốc lộ nào dài nhất Việt Nam?
Vành đai 1
Quốc lộ 1A
Đường Hồ Chí Minh
Quốc lộ 279
Chính xác
Quốc lộ 1A còn có tên gọi khác là Quốc lộ 1, đường cái quan, đường 1. Đây là quốc lộ chạy xuyên suốt 2 miền Nam – Bắc.
Quốc lộ 1A dài tổng cộng 2.301, bắt đầu từ biên giới Việt Nam – Trung Quốc và kết thúc tại tỉnh Cà Mau. Trong tương lai, quốc lộ 1A dự kiến được nâng cấp lên 4 làn xe và đạt độ dài 2.482km.
2. Quốc lộ 1A xuất phát từ cửa khẩu nào trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc?
Cửa khẩu Móng Cái
Cửa khẩu Hoành Mô
Cửa khẩu Hữu Nghị
Cửa khẩu Đồng Đăng
Chính xác
Quốc lộ 1A bắt đầu từ km số 0 tại cửa khẩu Hữu Nghị nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, thuộc địa phận thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Ngoài quốc lộ 1A là tuyến đường có chiều dài lớn nhất cả nước, Việt Nam còn có 3 tuyến giao thông huyết mạch, chạy từ Bắc vào Nam bao gồm: Đường Hồ Chí Minh, Đường cao tốc Bắc – Nam, đường ven biển Việt Nam.
3. Quốc lộ 1A chạy qua tổng cộng bao nhiêu tỉnh/thành phố?
21
31
41
51
Chính xác
Sau khi xuất phát từ km số 0, quốc lộ 1A đi qua tổng cộng 31 tỉnh thành, bao gồm: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Trong đó, đoạn quốc lộ 1A đi qua tỉnh Bình Thuận có độ dài lớn nhất, đạt 179km, nối Bình Thuận, Ninh Thuận và Đồng Nai.
4. Quốc lộ 1A không đi qua thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây?
Hà Nội
Hải Phòng
Đà Nẵng
TP. Hồ Chí Minh
Cần Thơ
Chính xác
Ngoại trừ Hải Phòng, quốc lộ 1A đi qua 4 thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Về thông số kỹ thuật, quốc lộ 1A có mặt đường rộng trung bình 21m, thảm bê tông nhựa. Toàn tuyến có 874 cầu lớn nhỏ, tải trọng từ 25-30 tấn.
5. Thời xưa, tuyến đường nối liền Bắc - Nam có tên gọi là gì?
Đường Thiên lý
Đường Quan lộ
Đường Cái Quan
Cả 3 ý trên
Chính xác
Quốc lộ 1A hiện tại có nhiều đoạn trùng khớp với tuyến đường Thiên lý (cũng có khi gọi là đường Quan lộ, đường Cái Quan) nối liền Bắc – Nam. Đường Thiên lý Bắc Nam chủ yếu được đắp vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, ý tưởng về một con đường giúp di chuyển xuyên suốt chiều dài đất nước được ghi nhận từ thời nhà Lý.
Đến thời nhà Hồ, vua cho đắp đường Thiên lý vào năm 1402 từ Tây Đô (Thanh Hóa) đến Hóa Châu (Thừa Thiên Huế - Quảng Nam).
Thời nhà Lê, triều đình cho đắp đường Thiên Lý kéo dài từ kinh thành Thăng Long đến Bình Định.
Kết thúc cuộc chiến Tây Sơn – Chúa Nguyễn, vua Gia Long lên nắm quyền và cho xây dựng con đường chạy từ Ải Nam Quan đến Hà Tiên. Dọc đường cứ 30 dặm lại có một trạm được trông coi bởi viên chức địa phương, nhằm mục đích chạy công văn.