Quốc tế nổi bật: Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng với cả châu Âu
Ông Recep Tayyip Erdogan cho rằng EU đang tiến hành các bước đi tự xa cách với Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng với cả châu Âu
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vừa lên tiếng tuyên bố nước này có thể rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) nếu thấy cần thiết sau khi Nghị viện châu Âu (EP) thông qua báo cáo mới về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Recep Tayyip Erdogan cho rằng EU đang tiến hành các bước đi tự xa cách với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa ra đánh giá về những diễn biến này và nếu cần thiết, chúng tôi có thể chia tay EU". Trước đó, báo cáo thường niên của EP về quan hệ EU - Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra rằng, “quá trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp tục trong hoàn cảnh hiện tại, trừ khi Ankara thay đổi hoàn toàn chính sách”. EP kêu gọi EU tìm kiếm một khuôn khổ thực tế hơn cho mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Iran chỉ trích phương Tây
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanani vừa đưa ra lời chỉ trích rằng những biện pháp trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào các cá nhân và thực thể của nước Cộng hòa Hồi giáo là “bất hợp pháp”. Trước đó, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Iran. Các biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm vào 25 quan chức Iran, 3 cơ quan truyền thông và 1 công ty kiểm duyệt Internet, với cáo buộc ủng hộ chính quyền trấn áp người biểu tình.
G7 sẽ cấm kim cương của Nga
Nhiều nguồn tin cho rằng Nhóm G7 dự kiến sẽ công bố lệnh cấm kim cương của Nga trong hai hoặc ba tuần tới và lệnh cấm này sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2024. Lệnh cấm này nhằm giảm doanh thu của Nga từ xuất khẩu kim cương và tăng cường các lệnh trừng phạt hiện có của Washington đối với Alrosa, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, là chủ đề chính trong cuộc thảo luậngiữa lãnh đạo các nước G7.
Italy lo ngại vấn đề nhập cư từ châu Phi
Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani vừa lên tiếng cho biết ông sẽ đề cập đến vấn đề người di cư từ châu Phi tại kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong tuần tới ở New York. Ông Tajani cho rằng cần phải triển khai các biện pháp tức thời và sâu rộng để giải quyết vấn đề di cư bất thường ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu cho biết trong năm nay (tính đến ngày 14/9), gần 126.000 người di cư đã đến Italy bằng đường biển, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Tướng Mỹ đánh giá cao không quân Nga
Tướng James Hecker, chỉ huy Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Châu Âu và Châu Phi (USAFE) mới đưa ra thông tin cho biết, Lực lượng hàng không vũ trụ Nga vẫn duy trì ưu thế ở Ukraine. Theo Tướng James Hecker cho biết thì lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) đã thay đổi đáng kể chiến thuật chiến đấu của họ ở Ukraine và đang giảm thiểu nguy cơ tổn thất bằng cách duy trì ưu thế tuyệt đối trên không và có lượng dự trữ vũ khí tấn công tầm xa đáng kể.
Belarus muốn hợp tác với cả Nga và Triều Tiên
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko vừa lên tiếng kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin suy nghĩ về sự hợp tác ba bên giữa Belarus, Nga và Triều Tiên. Ông Alexander Lukashenko nói rằng: Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nghĩ đến việc hợp tác ba bên. Tôi biết Triều Tiên rất quan tâm đến Nga. Theo tôi ở đó cũng có chỗ dành cho Belarus, với những vấn đề đang tồn tại. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ nói rằng: Triều Tiên là hàng xóm của chúng tôi và bằng cách này hay cách khác, chúng tôi phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng.
Đại sứ Pháp bị giam lỏng tại Niger
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa đưa ra thông báo cho biết, thực phẩm đã bị ngăn cản chuyển đến Đại sứ quán nước này ở Niger và Đại sứ Sylvain Itte đang sử dụng khẩu phần quân đội. Đại sứ Sylvain Itte hiện đang bị chính quyền quân sự Niger giam lỏng và không thể ra ngoài. Chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron quyết không công nhận chính quyền quân sự Niger và chỉ hợp tác với Tổng thống Niger bị lật đổ Mohamed Bazoum.