Quy định về khai thác và sử dụng nguồn nước
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước được quy định cụ thể và chặt chẽ thông qua các quy hoạch tổng thể, toàn diện của các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương. Trung Quốc thực hiện chính sách khai thác sử dụng phải trả tiền đó chính là thực hiện nguyên tắc 'bồi thường thiệt hại cho nước', bởi nguyên tắc này là đòn bẩy kinh tế để thúc đẩy việc bảo tồn và tiết kiệm nguồn nước.
Quy định của Luật Nước năm 2002
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước phải bảo đảm sự kết hợp giữa bảo tồn và chống ô nhiễm, có tính đến tổng lượng ở thượng lưu và hạ lưu, tính lợi ích của các khu vực, phát huy lợi ích toàn diện về tài nguyên nước và chịu sự sắp xếp tổng thể về kiểm soát lũ lụt.
Phát triển và sử dụng tài nguyên nước ở đô thị và nông thôn phải đáp ứng được lượng nước trong nước, có tính đến nước nông nghiệp, công nghiệp, sinh thái và môi trường, nhu cầu vận chuyển nước.
Trong sự phát triển ở các khu vực khô cằn và bán khô hạn, việc sử dụng tài nguyên nước cần tính đầy đủ đến các nhu cầu nước về môi trường và sinh thái. Chính quyền địa phương trong vùng cần kết hợp với tình hình thực tế của tài nguyên nước, nước mặt và nước ngầm theo quy định của sự phát triển thống nhất, sự kết hợp của nguồn nước sử dụng và thải ra, ưu tiên điều tiết và nguyên tắc tái sử dụng nước thải.
Ở khu vực thiếu thốn về tài nguyên nước, việc tiêu thụ trên quy mô thành phố và xây dựng khối lượng nước lớn cho công nghiệp, dự án cho nông nghiệp phải bị hạn chế. Ở những khu vực này cũng khuyến khích việc thu nước mưa và nước lợ, phát triển sử dụng nước biển để thông qua khử muối.
Ở các con sông có nguồn nước phong phú, cần tiến hành lập kế hoạch, mục tiêu phát triển dòng đa mục đích. Việc xây dựng các trạm thủy điện phải dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường, tính đến việc kiểm soát lũ, cấp nước, thủy lợi và các nhu cầu khác.
Nhà nước khuyến khích phát triển và sử dụng các nguồn lực vận chuyển nước. Bất kỳ đơn vị, cá nhân nào sử dụng lưu trữ nước, thoát nước phải bảo đảm không được phương hại đến lợi ích công cộng và lợi ích của người khác. Khi Nhà nước thực hiện các dự án xây dựng công trình nước, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách nhập cư di dân, bồi thường phù hợp với thực tế và nhà nước sắp xếp phù hợp với sản xuất và đời sống của người di cư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư. Tái định cư phải tiến hành đồng thời với việc xây dựng. Đơn vị xây dựng có trách nhiệm, theo năng lực môi trường của các khu tái định cư phải bảo đảm nhu cầu tốt hơn hoặc bằng chỗ ở cũ của người dân.
Quy định của Luật Đất đai năm 1998
Việc xây dựng hồ chứa nước, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước, đất là mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc bởi đó là mấu chốt thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó chính sách thu hồi đất để làm các công trình thủy lợi, thủy điện phải vận dụng linh hoạt quy hoạch toàn diện và quy định của pháp luật.
Đơn vị xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện trong giai đoạn chuẩn bị trước khi xây dựng công trình cần phải kết hợp với chính quyền nhân dân địa phương căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kinh tế để giải quyết hợp lý khu vực tái định cư cho người dân theo quy tắc: hợp lý kinh tế, quy hoạch an cư di dân. Không có quy hoạch an cư di dân, thì không được thẩm tra văn kiện thiết kế công trình, giải quyết các thủ tục thì không được tiến hành thi công. Quy hoạch an cư di dân qua phê chuẩn, chính quyền nhân dân địa phương từ cấp huyện trở lên chịu trách nhiệm theo yêu cầu của tiến độ công trình tổ chức di chuyển, sắp xếp thỏa đáng việc sản xuất và đời sống của nhân dân di cư; sau khi công trình hoàn thành thì cơ quan chủ quản của công trình đó sẽ cùng chính quyền nhân dân địa phương cấp huyện trở lên của khu vực an cư di dân tiến hành kiểm tra và nghiệm thu nơi an cư di dân. Việc di dân để xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện cần phải an cư trong xã mình, huyện mình; nếu không an cư trong xã mình, huyện mình được thì cần phải an cư trong khu vực thu lợi công trình đó; nếu không an cư được trong khu vực thu lợi thì chuyển ra ngoài khu vực theo nguyên tắc hợp lý kinh tế.
Sau khi công trình thủy lợi, thủy điện xây dựng xong thì vùng mặt nước mênh mông bị chìm ngập sẽ do đơn vị quản lý công trình thống nhất quản lý khai thác, sử dụng nguồn nước để bảo đảm sự thống nhất của hồ chứa nước và bảo đảm an toàn cho công trình; cần ưu tiên tổ chức di dân sử dụng và khai thác. Khi Nhà nước mở mang các hạng mục xây dựng, sản xuất ở vùng di dân an cư và ở khu vực công trình thủy lợi thì cần phải kết hợp với việc an cư di dân. Trong quá trình Nhà nước trưng dụng đất đai để xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện những ai làm trái quy định Nhà nước, phá rối trật tự công cộng ảnh hưởng đến công tác xây dựng, làm cho công tác xây dựng không được tiến hành bình thường phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các luật liên quan khác
Việc phát triển và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải đi kèm với các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Chính quyền các cấp cần tăng cường bảo vệ môi trường nông nghiệp, phòng ngừa ô nhiễm đất, sa mạc hóa, xâm nhập mặn, đầm lầy, lún đất và phòng ngừa thiệt hại đến thực vật, xói mòn đất, cạn kiệt nguồn nước, sự tuyệt chủng các loài và các nguồn khác làm mất sự cân bằng sinh thái.
Quốc vụ viện và chính quyền nhân dân địa phương phải tăng cường bảo vệ môi trường ven bờ biển. Xây dựng các công trình ven biển và thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi phải làm đúng theo quy định của pháp luật để ngăn chặn sự ô nhiễm, thiệt hại cho môi trường biển; cấm xả chất gây ô nhiễm, chất thải vào đại dương. Việc quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn phải tuân theo đặc điểm môi trường tự nhiên của địa phương, bảo vệ thực vật, nguồn nước, cảnh quan thiên nhiên và vườn đô thị, không gian xanh và các khu vực danh lam thắng cảnh.
Luật Bảo tồn đất và nước quy định tại điều 24: nhân dân địa phương ở các cấp chính quyền, tổ chức nông nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể và nông thôn trong việc khai thác cải tạo quản lý canh tác đất đai trong những hoàn cảnh khác nhau phải bảo tồn nước nông nghiệp trên cơ sở các biện pháp bảo tồn nguồn nước.
Luật Điện năng năm 1995 quy định: xây dựng thăm dò nguồn nước và dùng nước phải tuân theo quy định pháp luật về lấy nước. Công ty điện lực phải sử dụng tiết kiệm nước.
Luật Phòng, chống lũ quy định: việc khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước cần phải được sắp xếp tổng thể từ việc kiểm soát lũ; cần bảo vệ, mở rộng các thảm thực vật, rừng đầu nguồn, bảo tồn nước, tăng cường lưu vực toàn diện.