Quyền tự chủ chiến lược trong ngành bán dẫn – Bài 1: Những lực đẩy

Ngành bán dẫn đã trở thành trung tâm địa kinh tế của chính trị quốc tế. Đáng chú ý nhất, EU và Mỹ đã ban hành các đạo luật trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Chất bán dẫn thường được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị điện, đặc biệt là trong các ngành sản xuất ô tô và điện thoại, tivi. Ảnh: TTXVN

Chất bán dẫn thường được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị điện, đặc biệt là trong các ngành sản xuất ô tô và điện thoại, tivi. Ảnh: TTXVN

Theo Viện nghiên cứu châu Âu về châu Á (EIAS), để chống lại sự thay đổi tiềm năng trong cán cân quyền lực toàn cầu, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, các chuỗi cung ứng được đa dạng hóa và chuyển về trong nước để giảm sự phụ thuộc chiến lược vào Trung Quốc

.

Khi hệ sinh thái bán dẫn của Trung Quốc phát triển mang tính chiến lược hơn và các biện pháp nhằm kiềm chế đối thủ của Mỹ trở nên cấp bách hơn, EU phải đặt cược vị thế của mình giữa một đồng minh dân chủ với Mỹ và một đối tác thương mại sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc. Quan trọng hơn, để duy trì lợi thế công nghệ của mình trong

ngành bán dẫn, EU cần giành lại quyền tự chủ chiến lược của mình.

Báo cáo rất được mong đợi của ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về khả năng cạnh tranh của châu Âu đã đề xuất thay đổi triệt để nhằm tăng năng suất, cũng như khả năng cạnh tranh của nền kinh tế châu Âu trên trường quốc tế. Báo cáo nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải hành động trong ba lĩnh vực chính là: thu hẹp khoảng cách đổi mới công nghệ của EU với Mỹ và Trung Quốc, hành động chung về phi carbon hóa và khả năng cạnh tranh, và giải quyết các thách thức về an ninh trong khi giảm sự phụ thuộc về mặt chiến lược.

Duy Tùng (P/v TTXVN tại Brussels)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/quyen-tu-chu-chien-luoc-trong-nganh-ban-dan-bai-1-nhung-luc-day/350864.html