Quyết định đột ngột của châu Âu vô tình khơi mào cho một cuộc chiến khí đốt toàn cầu

Thị trường LNG sẽ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến toàn cầu về nguồn cung với những hậu quả sâu rộng khi mối đe dọa về việc Nga cắt đứt dòng khí đốt đến châu Âu khiến châu lục này phải tranh giành các nguồn năng thay thế.

Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Ngày 11/3, người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, trước hội nghị thượng đỉnh, Ủy ban châu Âu đang có kế hoạch công bố một loạt các đề xuất từ bỏ khí đốt của Nga.

Kế hoạch này dự kiến sẽ giúp châu Âu hoàn toàn thoát ly khỏi nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.

Nga bơm đủ khí đốt vào châu Âu mỗi ngày để đáp ứng 1/3 lượng tiêu thụ của châu lục này. Để thay thế phần lớn nguồn cung đó vào cuối năm, châu Âu đã lập một kế hoạch yêu cầu các nguồn LNG mới gần tương đương với khối lượng giao hằng năm cho Hàn Quốc, khách hàng lớn thứ ba của thị trường LNG.

Đó là sự định tuyến lại các dòng chảy thương mại mà sẽ phá vỡ cấu trúc hiện tại của thị trường. Nhu cầu toàn cầu sẽ vượt xa nguồn cung LNG bổ sung có sẵn trong năm nay, khiến châu Âu “đánh cắp” các lô hàng từ các nhà sản xuất gần nhất của châu Á và khiến giá vốn đã cao ngất ngưởng lại càng tăng cao hơn nữa.

Saul Kavonic - một nhà phân tích năng lượng tại Credit Suisse Group, cho biết: “Điều này sẽ gia tăng áp lực rất lớn lên giá LNG giao ngay, vì về cơ bản châu Âu sẽ đấu tranh với các nước châu Á để tránh tình trạng giảm nhu cầu”.

Hậu quả từ cuộc biến động thị trường có thể rất nghiêm trọng, với giá cả cao hơn và tình trạng thiếu hụt nguồn cung năng lượng gây căng thẳng cho các nền kinh tế châu Á, giảm lợi nhuận và khiến người tiêu dùng phải gánh chịu các hóa đơn tiền điện cao ngất ngưởng. Các quốc gia ít có khả năng trả những mức giá LNG cao như Ấn Độ và Pakistan sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, tuy nhiên nếu chuyển sang sử dụng nhiên liệu bẩn hơn cũng có thể khiến mục tiêu khí hậu của các quốc gia này bị chậm lại.

Theo S&P Global Platts, giá giao ngay của nhiên liệu sưởi ấm và nhà máy điện đã tăng kỷ lục vào tuần trước, với giá LNG tiêu chuẩn giao ngay tại Bắc Á đạt gần 85 USD / triệu đơn vị nhiệt điện của Anh. Trước đây, giá LNG hiếm khi đạt mức 50 đô la. Trong khi đà phục hồi của dầu đã làm say mê các thị trường, thì sự gia tăng đối với khí đốt thậm chí còn ấn tượng hơn - với giá tăng lên mức tương đương hơn 600 USD / thùng.

Nguồn cung khí đốt tự nhiên toàn cầu đã bị thắt chặt vào năm 2022 do thiếu các dự án xuất khẩu mới và nhu cầu phục hồi sau đại dịch. Theo các nhà giao dịch trong khu vực Bắc Á, khi căng thẳng về Ukraine nóng lên, Bắc Á - nơi có các khách hàng mua LNG hàng đầu thế giới, đã chuyển sang đảm bảo nguồn cung thông qua các hợp đồng dài hạn. Họ cho biết kế hoạch của EU nhằm hạn chế 2/3 nguồn cung từ Nga vào cuối năm nay sẽ càng thúc đẩy nỗ lực đảm bảo nguồn cung LNG của châu Á.

Châu Âu có kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung LNG và đang tiếp tục các cuộc thảo luận trong khối G7 và với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ về quan hệ đối tác trung hạn, Ủy ban châu Âu cho biết trong một chiến lược được thông qua vào ngày 8/3.

Nhập khẩu LNG của châu Âu tăng như mong muốn có nghĩa là nhu cầu toàn cầu sẽ tăng gần 10% trong năm nay. Tuy nhiên, các nhà sản xuất không thể tăng nguồn cung trong ngắn hạn. Thêm vào đó, khoảng 65% nguồn cung LNG của thế giới đã bị ràng buộc bởi các hợp đồng dài hạn, chỉ để lại một phần nhỏ cho châu Âu khai thác.

Nhập khẩu LNG của châu Âu đã tăng kỷ lục vào đầu năm nay do các thương nhân từ Mỹ và các khu vực khác đã chuyển hướng nguồn cung để tận dụng mức giá hấp dẫn hơn. Thực tế này sẽ không thể tiếp diện nữa, vì khách hàng ở Nhật Bản và Trung Quốc sẽ sớm cần bổ sung lượng hàng tồn kho đã cạn kiệt trong mùa đông này.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/quyet-dinh-dot-ngot-cua-chau-au-vo-tinh-khoi-mao-cho-mot-cuoc-chien-khi-dot-toan-cau-644795.html