Rung lắc mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tác động từ thị trường chứng khoán thế giới đã khiến TTCK Việt Nam rung lắc vào chiều 22/02.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/02 nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam thở phào nhẹ nhõm do các nhóm ngành không điều chỉnh quá lớn. Ngày 22/02, đầu giờ mở cửa phiên giao dịch hầu hết các nhóm ngành ngoại trừ nhóm dầu khí đều chìm trong sắc đỏ, tiêu biểu như nhóm ngân hàng, sắt thép, xây dựng và bất động sản khiến cho chỉ số VNI trong phiên giao dịch có lúc giảm mạnh mất tới gần 30 điểm. Thị trường chứng khoán Việt Nam đóng cửa chỉ số VNIndex quanh mốc 1503.47 giảm 7.37 điểm với khối lượng tăng khoảng 25% so với trung bình những phiên giao dịch đầu năm.

Nhóm ngân hàng “anh cả” VCB (Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam) giảm 0.7% thị giá 86.800 đồng sau khi giảm mức thấp nhất trong phiên xuống 85.000 đồng/cổ phiếu, BID (Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam) tăng 1.7% thị giá 46.000 đồng/cổ phiếu, CTG (Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam) tăng 0.6% thị giá 34.600 đồng/cổ phiếu, MBB (Ngân hàng TMCP Quân đội) tăng mạnh mẽ từ đầu phiên giúp cho nhóm ngân hàng bớt “ảm đạm” kết phiên tăng mạnh 5.4% thị giá 34.400 đồng/cổ phiếu, TCB (Ngân hàng TMCP kỹ thương Techcombank) giảm 0.2% thị giá 51.400 đồng/cổ phiếu. Tiếp theo ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu) tăng 0.9% thị giá 34.850 đồng/cổ phiếu, STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín) tăng 1.5% thị giá 33.700 đồng/cổ phiếu, HDB (Ngân hàng phát triển thành phố Hồ Chí Minh giảm 0.2% thị giá 29.550 đồng/cổ phiểu, TPB (Ngân hàng TMCP Tiên phong) tăng 1.5% thị giá 41.500 đồng/cổ phiếu.

Nhóm chứng khoán là nhóm chịu tác động nặng hơn các nhóm khác sau phiên tăng tốt ngày hôm qua, SSI (Công ty chứng khoán SSI) giảm 2.2% thị giá 45.000 đồng/cổ phiếu , HCM (Công ty Cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) giảm 1.6% thị giá 37.900 đồng/cổ phiếu, VND (Công ty chứng khoán VNDIRECT) giảm 2.1% thị giá 73.500 đồng/cổ phiếu, VCI (Công ty chứng khoán Bản Việt) giảm 2.4% thị giá 61.000 đồng/cổ phiếu, các mã chứng khoán như MBS (Công ty Cổ phần chứng khoán MB) giảm nhẹ 0.5% thị giá 36.700 đồng/cổ phiếu, SHS (Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội giảm 1,8% thị giá 42.900 đồng/cổ phiếu. Nhóm nhà đấu tư khối ngoại bán ròng nhẹ khoảng 100 tỷ ở các nhóm ngành khác nhau khi kết phiên giao dịch.

Nhóm Vingroup như VIC (Tập đoàn Vingroup) giảm 1.9% thị giá 82.000 đồng/cổ phiếu sau khi ra thông tin kết quả kinh doanh thua lỗ năm 2021 đã bị bán mạnh sụt giảm từ 96.000 đồng/cổ phiếu xuống vùng giá 80.000 đồng/cổ phiếu, VHM (Công ty cổ phần Vinhomes) giảm 0.9% thị giá 79.300 đồng/cổ phiếu và tích cực nhất là VRE (Công ty cổ phần Vincom Retail) tăng nhẹ 1,2% thị giá 34.500 đồng/cổ phiếu làm giảm áp lực lên chỉ số VNIndex trong toàn bộ phiên giao dịch ngày hôm nay.

Bảng giá điện từ VNDirect

Bảng giá điện từ VNDirect

Giá dầu mỏ thế giới tăng tác động mạnh mẽ nhất lên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhóm dầu mỏ được giao dịch với khối lượng lớn: GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam) có lúc tăng đến 2.7% thị giá tương đương 118.500 đồng/cổ phiếu, PLX (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) có lúc tăng tới 6% thị giá tương đương 63.500 đồng/cổ phiểu tiếp tục là trụ đỡ giúp chỉ số VN30 không giảm quá sâu sau những phiên sóng gió đầu tuần.

PVS (Công ty Cổ phần dịch vụ dầu khí Việt Nam PTSC) tăng 3.8% thị giá 30.200 đồng/cổ phiếu, PVD (Tổng Công ty cổ phần khoan và dịch vụ dầu khí) tăng 2.7% thị giá 32.050 đồng/cổ phiếu sau khi có thông tin chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu trong tháng 06/2022. Và các đơn vị cung cấp dịch vụ khác như: PVT (Công ty Cổ phần vận tải Dầu khí) tăng 1.1% thị giá 23.250 đồng/cổ phiếu, PVB (Công ty Cổ phần bọc ống Dầu khí Việt Nam) giữ quanh tham chiếu thị giá 19.400 đồng/cổ phiếu, PVC (Tổng Công ty Hóa chất và dịch vụ Dầu khí) tăng 6.6% thị giá 16.200 đồng/cổ phiếu. BSR (Công ty cổ phần lọc – hóa dầu Bình Sơn) tăng 1.1% thị giá 26.700 đồng/cổ phiếu, OIL (Tổng Công ty Dầu Việt Nam) tăng 2.7% thị giá 18.800 đồng/cổ phiếu.

Nhóm bất động sản mang sắc đỏ đậm và giảm sàn ngay từ lúc mở cửa giao dịch FLC (Tập đoàn FLC) giảm 2,7%, thị giá 12.750 đồng/cổ phiếu, ROS (Xây dựng FLC Faros) giảm 2.3% thị giá 8.600 đồng/cổ phiếu, AMD (Đầu tư và khoáng sản FLC Stone) giảm 0.6% thị giá 6.280 đồng/cổ phiếu, KLF (Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS) giảm 1.6% thị giá 6.300 đồng/cổ phiếu và các đơn khác như DIG (Tổng Công ty Đầu tư và phát triển xây dựng DIC) giảm sàn 6.9% thị giá 88.600 đồng/cổ phiếu, LDG (Công ty cổ phần đầu tư LDG) giảm sàn 6.8% thị giá 19.500 đồng/cổ phiếu, CEO (Công ty cổ phần tập đoàn CEO) giảm sàn 9.9% thị giá 66.300 đồng/cổ phiếu.

Nhóm sắt thép như Tập đoàn Hòa Phát (HPG) giảm 0.5% thị giá 46.500 đồng/cổ phiếu, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) giảm 2.6% thị giá 35.800 đồng/cổ phiếu, thép Nam Kim (NKG) giảm 1.2% thị giá 40.300 đồng/cổ phiếu.

Toàn bộ phiên giao dịch tại 03 sàn giao dịch HOSE, HNX, Upcom tổng khối lượng khoảng 34.000 tỷ đồng (tăng khoảng 25%) so các phiên giao dịch đầu năm sau kỳ nghỉ và chỉ số VNIndex chốt phiên trên vùng 1500 điểm mở ra kỳ vọng cho sự tham gia của khối lượng tiền lớn đang chờ ở bên ngoài sẵn sàng tham gia khi thị trường điều chỉnh sâu

Giang Sơn

Nguồn CL&XH: https://conglyxahoi.net.vn/doanh-nhan-doanh-nghiep/rung-lac-manh-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-110569.html