Hội rước pháo làng Đồng Kỵ diễn ra ngày mùng 4 Tết âm lịch hằng năm được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây cũng là lễ hội mở màn cho chuỗi lễ hội kéo dài qua tháng 2 âm lịch khắp các tỉnh phía bắc.
7 giờ sáng, người dân Đồng Kỵ đã tập trung tại khu vực nhà truyền thống, chuẩn bị các công đoạn cho lễ rước pháo ra đình làng.
Sau khi pháo được đưa ra sân đình, các "quan sai" sẽ lau chùi sạch sẽ trước giờ rước.
Mỗi quả pháo được trang trí với một đầu hình ngôi sao và một đầu hình trống đồng, nặng gần 1 tấn. Thân pháo được chạm khắc hình Long - Lân - Quy - Phụng.
Mùng 4 là lễ rước pháo ra đình để hội quân, sau lễ thờ thành hoàng làng là phần hấp dẫn nhất của lễ hội là đốt 4 quả pháo (để khích lệ tinh thần quân lính xưa kia).
Hằng năm, làng Đồng Kỵ sẽ chọn 4 người bước sang tuổi 50 ở mỗi giáp, làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc (gọi là Quan Đám). Mỗi vị tướng có trách nhiệm tổ chức quân cũng như làm ra những quả pháo từ nhỏ đến to, quả nhỏ (pháo tư) dài khoảng 5m, quả lớn nhất (pháo nhất) có thể dài đến 15m, hình quả pháo là hình trụ tròn, đường kính có thể lên tới hơn 1m.
Sau mỗi hồi trống, các thanh niên reo hò vang dội “mừng pháo Nhất", "mừng pháo Nhì” tượng trưng cho tiếng pháo, mang đến không khí sôi động cho người dân tham dự lễ hội.
Mỗi quả pháo được 30 thanh niên trong làng thay nhau khiêng, rước dọc đường làng từ nhà truyền thống đến sân đình của để làm lễ.
Người dân nơi đây được hòa cùng không khí náo nhiệt của lễ hội, ai nấy cũng phấn khởi, vui tươi.
Đúng 9 giờ, hai quả pháo được rước quanh làng. Xưa kia, làng Đồng Kỵ có hội thi làm pháo, đốt pháo để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc (vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng).
Dọc 2 bên đường từ nhà truyền thống tới đình làng trung rất đông người dân Đồng Kỵ, khu vực lân cận và du khách thập phương tới tham dự, chiêm ngưỡng lễ hội sắc màu bậc nhất các tỉnh phía bắc.
Không khí sôi nổi của Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ làm cả vùng làng quê nơi đây náo nhiệt lạ thường.
Khoảng 11 giờ, hai quả pháo được rước vào đình làng trong sự hò reo của nhiều người. Mỗi quả pháo được đàn ông trong làng thay nhau khiêng từ Nhà văn hóa truyền thống đến sân đình của làng để làm lễ. Sau mỗi hồi trống, các thanh niên reo hò vang dội “mừng pháo Nhất", "mừng pháo Nhì” tượng trưng cho tiếng pháo.
Những người rước pháo phải từ 35 tuổi trở lên. Theo dân gian truyền lại, thời vua Hùng có ông Cương Công, con trai ông Kinh Bắc quận vương, có công dẹp giặc Xích Quỷ, được vua phong là Thiên Cương. Trên đường dẹp giặc, Thiên Cương đã về Đồng Kỵ tuyển quân chọn tướng. Vào ngày mùng 4 tháng Giêng, ông ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Thiên Cương chia quân làm 4 tốp và giao cho 4 tướng chỉ huy. Trong buổi xuất quân, mọi người tổ chức đốt pháo hò reo, tạo không khí náo nhiệt, hào hùng để động viên quân sĩ. Khi dẹp giặc xong, Thiên Cương trở về Đồng Kỵ mở hội ăn mừng. Để nhớ ơn, làng Đồng Kỵ đã thờ đức Thiên Cương làm thần hoàng làng tại đình và hằng năm mở hội thi đốt pháo, tái hiện ngày ông ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Trên đường rước pháo, trai tráng dẫn đoàn rước pháo thỉnh thoảng cùng nhau tụ lại, đồng thanh vỗ tay và hô to như một cách thay cho tiếng pháo, mang đến không khí sôi động cho người dân tham dự lễ hội.
Phía sân trong, thanh niên trong làng chia làm 4 giáp, thay trang phục bằng quần và đai vải đỏ như trai tráng chuẩn bị ra trận xưa kia.
Toàn cảnh hàng nghìn người đã có mặt chật kín sân đình tham dự lễ rước Quan Đám.
Các ông Đám được công kênh trên vai bởi những trai đinh đang độ sung sức làm động tác múa như muốn cổ động tinh thần quân lính và như chào tạm biệt nhân dân đi đánh giặc.
Hằng năm, làng sẽ chọn 4 người đến tuổi 50 ở mỗi giáp làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc (quan đám đỏ).
Mỗi vị tướng sẽ có trách nhiệm tổ chức quân cũng như làm ra một quả pháo. Quan đám khăn đóng giả gái mua vui cho mọi người. Vị quan đám nào được giữ đứng lâu nhất sẽ là người chiến thắng. Tiêu chuẩn lựa chọn 4 ông quan đám: Người 51 tuổi, gia đình văn hóa, con cái thành đạt.
THÀNH ĐẠT