Sa mạc kỳ lạ nhất trên trái đất, có lượng mưa lớn quanh năm
Nhắc đến sa mạc người ta sẽ liên tưởng đến ngay những sa mạc cằn cỗi không một giọt nước, thế nhưng nơi đây lại hoàn toàn ngược lại.
Trong ấn tượng của nhiều người, vùng đất sa mạc sẽ chỉ toàn cát và sự khô hạn, nắng nóng. Nơi đây không có nước và cũng được coi là vùng đất không có sự sống, thách thức giới hạn của con người.
Vậy nhưng trên thế giới lại tồn tại một sa mạc đi ngược lại các tiêu chuẩn đó và lượng mưa cao mỗi năm. Nơi đây được biết có lượng mưa lên tới 1600 mm mỗi năm và quang cảnh tại đây cũng trái ngược với những sa mạc khác. Đó là sa mạc Lencois Maranhenses, nằm ở phía đông bắc Brazil, trên vành đai cồn cát ven biển lớn nhất Brazil.
Năm 1981, chính phủ Brazil đã thành lập ra một công viên quốc gia tại đây và có diện tích lên tới 1500 km2. Vào mỗi mùa hè các thung lũng giữa các cồn cát hình lưỡi liềm chứa nhiều nước, đây là nước mưa và phát triển thành hàng nghìn khe nhỏ màu xanh ngọc đẹp mắt chen chúc trong sa mạc toàn cát.
Lượng mua tại đây cao gấp 300 lần so với sa mạc Sahara, các vịnh nước màu xanh ngọc này nhìn tư xa sẽ như những hố nước nhỏ nhưng thực chất nó chứa một khối lượng nước khổng lồ. Nơi sâu nhất có thể lên tới 3m và được gọi là Hồ Lam.