Sắc màu Pháp luật Việt Nam ở Trường Sa

Tàu KN491 cập bến, nhưng trong chúng tôi, hành trình đến với biển đảo quê hương, hành trình của lòng yêu nước và phụng sự Tổ quốc vẫn không hề ngơi nghỉ. Đất liền không còn chòng chành, nhưng trái tim vẫn rưng rưng nhớ biển. Nhớ con tàu, nhớ Trường Sa, nhớ nhà giàn, nhớ những người bạn đã cùng nhau sống 7 ngày đẹp nhất của đời làm báo. Chuyến đi ấy đã khiến chúng tôi lớn hơn trong tâm hồn, trong nghề nghiệp và trong tình yêu Tổ quốc thiêng liêng.

Năm 2025 thực sự là một năm Trường Sa “ưu ái” các phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, khi chúng tôi liên tiếp được có những chuyến công tác đến với vùng lãnh thổ thiêng liêng này của Tổ quốc. Đặc biệt, trong Đoàn công tác số 14, những nhà báo của Pháp luật Việt Nam đã thực sự tạo nên “sắc màu Pháp luật Việt Nam” ở Trường Sa.

Làmbáo trên biểnvà kỷ niệm không quên

Ngày24/4/2025, con tàu mang số hiệu KN491 rời cảng Cam Ranh, bắt đầu hải trình đưaĐoàn công tác số 14 đến thăm quân và dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giànDK1. Trên tàu có hơn 300 thành viên, trong đó có Thứ trưởng Bộ Tư pháp NguyễnThanh Tịnh và hơn 50 cán bộ của Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp địa phương, Cục Thi hànhán dân sự. Đây là lần đầu tiên Bộ Tư pháp tổ chức một chuyến công tác đến vơíbiển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thốngngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025). Trong chuyến đi này, Báo Phápluật Việt Nam có 4 thành viên bao gồm nhà báo, Phó Tổng Biên tập Hà Ánh Bình,nhà báo Vân Tùng, nhà báo Văn Phước, nhà báo Văn Hùng.

Phó tổng biên tập Hà Ánh Bình (thứ 2 từ phải sang) và các phóng viên báo Pháp luật Việt Nam chuẩn bị hải trình đến Trường Sa và Nhà giàn DK1

Ngay khicon tàu KN 491 chào cảng ra khơi, Tổ công tác chính trị trên tàu đã tổ chức cuộchọp, giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ thông tin cho nhà báo Hà Ánh Bình. Nhiệm vụ củaTổ thông tin là viết bản tin phát thanh hằng ngày trên tàu. Là lực lượng đông đảonhất, nên nhóm phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam nhận nhiệm vụ chủ lực trong Tổthông tin, biên tập, hậu kỳ cho tất cả các bản tin, làm cầu nối giữa phóngviên, Tổ công tác chính trị và Tổ kỹ thuật phát thanh của tàu.

Làm báo, chúngtôi đã từng viết, biên tập tin bài trong nhiều bối cảnh, nhưng chưa bao giờ viếtbài giữa boong tàu lộng gió, hay thu âm trong kho thực phẩm, nơi hiếm hoi có đượcsự yên tĩnh trên tàu KN491. Khi loa phát thanh trên tàu bắt đầu phát bản tin,dù là bản tin trước đó khi tham gia sản xuất đã thuộc lòng từng dấu chấm, dâýphẩy, nhưng vẫn hồi hộp nín thở để nghe từng lời. Và rồi hạnh phúc vỡ òa khi nhậnđược những lời động viên: “Bản tin hay quá, Tổ thông tin ơi!”, “Phóng viên Phápluật Việt Nam viết xúc động thế!”… .

Những lời khen mộc mạc mà quý giá, làm ấmlòng người làm báo giữa biển cả bao la. Qua việc làm bản tin, được trao đổi vơícác anh Tổ chính trị của đoàn công tác, chúng tôi học hỏi thêm rất nhiều điều hưũích cho nghề cầm bút.

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam và các cộng sự thực hiện bản tin số 1 trong chuyến công tác

Đại tá Ngô Đình Xuyên - Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải Quân - Thủ trưởng đoàn công tác, Đại tá Lê Văn Tặng - Trưởng đoàn Cục Chính trị là ngươìcho chúng tôi rất nhiều kiến thức hữu ích khi tác nghiệp trên hải trình đến với TrườngSa.

Đại tá Ngô Đình Xuyên với những chỉ đạo chuẩn chỉ, mực thước. Đại tá Lê Văn Tặng bình tĩnh, chỉn chu đọc bản tin, chỉnh sửa từng từ một cách vô cùngchuẩn xác. Nhiều đoạn, chỉ cần đảo vị trí của một từ, nhưng ý nghĩa đã trọn vẹnhơn rất nhiều.

Bảy ngày trên biển trôi qua thật nhanh. Trước chuyến đi, chúngtôi từng băn khoăn: Liệu có quá nhiều thời gian rảnh rỗi trên mặt biển, trongkhoang tàu chật hẹp? Nhưng lên tàu rồi mới thấy, từ khi tiếng phát thanh trêntàu vang lên “Toàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu” cho đến khi “Chúc các đồngchí ngủ ngon” là chuỗi những hoạt động liên tiếp vô cùng hào hứng, ý nghĩa. Chỉmong sao bình minh đến sớm và hoàng hôn xuống muộn để ngày được dài thêm chút nữa…

Đoàn công tác của Báo dù làm việc miệt mài, cũng không quên ghi lại những khung hình đẹp.

Đi để thấy mình trong tình yêu Tổ quốc thiêng liêng

Trong chuyến công tác của Đoàncông tác số 14, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam không chỉ là lực lượng nòng cốtcủa Tổ thông tin mà còn đóng góp vào rất nhiều hoạt động khác. Nhà báo Hà ÁnhBình là ban giám khảo của cuộc giao lưu văn nghệ. Nhà báo Vân Tùng xung phong làmthành viên tổ hậu cần bếp núc. Nhà báo Văn Phước là “cần thủ” của tổ câu cá ngừđại dương, thành viên đội văn nghệ. Nhà báo Văn Hùng đêm đêm ngồi gấp hạc giâýcho lễ tri ân tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trên vùng biển Cô Lin, Len Đao gạcma…

Nhiều công việc, nhưng không quên làm nghề. ống kính máy ảnh, máy quay, máyghi âm và con người của Báo Pháp luật Việt Nam luôn có mặt trên các khu vựcboong tàu, trong từng bữa ăn, từng giờ phút xúc động để ghi lại những khoảnh khắcthiêng liêng của các a các thành viên Đoàn công tác số 14.

Phóng viên báo Pháp luật Việt Nam tác nghiệp trên boong tàu .

Mỗi khi tàu dừng lànhóm phóng viên lại trong tư thế “chiến sỹ xuất quân”. Chúng tôi luôn là nhữngngười đầu tiên bước xuống ca nô lên đảo và thường là những người cuối cùng rơìbến. Đặt chân lên đảo là một cuộc chạy đua với thời gian để ghi lại hình ảnh,phỏng vấn…để làm tư liệu cho các bài viết khi về đất liền.

Chúng tôi không đượcphép bỏ lọt những khoảnh khắc có thể chỉ xảy ra lần trong đời như hình ảnh Thứtrưởng Nguyễn Thanh Tịnh vui mừng khi bất ngờ gặp cán bộ ngành mình đang côngtác trên đảo Đá Tây A. Một em bé Trường Sa ngả đầu bình yên trong lòng cô ca sỹvừa từ đất liền ra đảo. Nhà báo Hà Ánh Bình chơi đùa, chia quà cho các em bé. Mộtchiến sỹ hải quân trên đảo Sinh Tồn vui mừng khi bất ngờ đọc được bài viết vềmình trên Báo Pháp luật Việt Nam…

Nhà báo Hà Ánh Bình bên các em bé trên đảo Sinh Tồn.

Công việc tất bật, dường như không có một phútđể nghỉ ngơi. Đảo bé nhỏ, đôi khi lạc mất nhau giữa những ngã rẽ quanh co,nhưng vẫn kịp lưu lại những tấm ảnh tác nghiệp đẹp nhất, minh chứng của một kỷ niệm nghề đầy đam mê của đời phóng viên.

Hành trình đến với Trường Sa, chúng tôi đã được chứng kiến những vẻ đẹp đến nghẹnngào, thổn thức. Đó là vẻ đẹp của biển trời Tổ quốc nhìn từ đại dương, cấp độ sắcxanh kỳ diệu trong nước biển, ánh hoàng hôn rực rỡ như dải lụa rơi từ trời cao,con sóng êm như bàn tay mẹ vỗ về, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong biển trời lộnggió, ánh mắt cương nghị của tân binh lần đầu ra đảo, khu vườn rau xanh mướt giưãđá và cát, tiếng chuông chiều vang xa hòa cùng mùi hương trầm lan tỏa…Tất cả nhữngđiều nhỏ bé, giản dị ấy toát lên niềm kiêu hãnh, kiên cường và bền bỉ như hình ảnhcủa một “Tổ quốc bên bờ sóng”…

Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang từng nói: "Những ai đi đến Trường Sa, quay trở về sẽ yêu tổ quốc mình hơn rất nhiều".

Với chúng tôi, nhữngngười làm báo Pháp luật Việt Nam, tình yêu ấy lớn dần lên qua từng câu chuyện, từngcái nắm tay, từng bài hát vang lên giữa đảo xa. Nhưng không chỉ là yêu nướchơn, chúng tôi còn thấy mình nhỏ bé hơn. Nhỏ bé trước con tàu KN491 vững chãi.Nhỏ bé trước biển cả mênh mông. Và nhỏ bé cả trong những cống hiến nghề nghiệpcủa mình, khi đặt bên cạnh sự hy sinh, kiên cường của các chiến sĩ, cán bộ, ngươìdân nơi đảo xa.

Phút nghỉ ngơi trên boong tàu.

Tàu KN491 cập bến, nhưng trong chúng tôi, hành trình đến với biểnđảo quê hương, hành trình của lòng yêu nước và phụng sự Tổ quốc vẫn không hềngơi nghỉ. Đất liền không còn chòng chành, nhưng trái tim vẫn rưng rưng nhớ biển.Nhớ con tàu, nhớ Trường Sa, nhớ nhà giàn, nhớ những người bạn đã cùng nhau sống7 ngày đẹp nhất của đời làm báo. Chuyến đi ấy đã khiến chúng tôi lớn hơn trongtâm hồn, trong nghề nghiệp và trong tình yêu Tổ quốc thiêng liêng.

Tạm biệt TrườngSa, chúng tôi trở về! Để viết tiếp những câu chuyện về Trường Sa bằng cả tráitim. Bởi Trường Sa luôn ở trong tim mỗi người Việt!

Khi loạt bài báo về Trường Sa của nhóm Phóng viên báo PLVN đến với độc giả, chúng tôi đã nhận được những tin nhắn rất xúc động. Độc giả gửi lời cảm ơn các nhà báo đã cho họ được cảm nhận những xúc cảm thiêng liêng của người Việt ở phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc; cho độc giả cảm nhận được sự dũng cảm, những hy sinh to lớn của quân và dân ở quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Đặc biệt, chị Phan Thị Ngọc - một giáo viên dạy văn ở Hà Nội – đã dùng tác phẩm Những mạch nguồn hào khí Trường Sa đăng trên báo PLVN để đưa vào bài giảng của mình. Chị chia sẻ: Phương pháp giáo dục bây giờ các con cần được cảm nhận những kiến thức thực tế ngoài sách giáo khoa. Đọc bài báo tôi rất xúc động. Tôi nghĩ bài báo sẽ là bài học hữu ích giáo dục các con về lịch sử dân tộc, về tình yêu nước, về lòng biết ơn các chiến sỹ hải quân đã không tiếc sức mình vì sự bình yên của Tổ quốc” chị chia sẻ.

Vân Tùng

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/sac-mau-phap-luat-viet-nam-o-truong-sa.html