Sai lầm cần tránh khi con bị sốt co giật

Co giật do sốt là hiện tượng lành tính, tuy nhiên, nếu không biết cách xử lý có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

 Sốt cao dẫn đến co giật là hiện tượng lành tính. Ảnh: Adobe Stock.

Sốt cao dẫn đến co giật là hiện tượng lành tính. Ảnh: Adobe Stock.

Hiện tượng sốt co giật thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, khi nhiệt độ sốt cao trên 39 độ C.

Theo điều dưỡng Vũ Thị Thảo, khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), co giật do sốt là biểu hiện co giật lành tính và thường gặp. Tuy nhiên, nếu phụ huynh hoảng sợ, mất bình tĩnh, kết hợp với thiếu kiến thức, xử trí không thích đáng có thể gây hại cho trẻ.

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng co giật, các bậc cha mẹ cần giữ bình tĩnh và không nên sợ hãi, có thể giúp trẻ bằng 4 bước sau:

Đầu tiên, trẻ cần thông đường thở bằng cách được đặt nằm ở nơi rộng rãi. Bé phải nằm trong tư thế an toàn: chân duỗi chân co, nghiêng sang một bên để tránh việc co giật khiến con nôn ra, thức ăn từ chất nôn lọt vào đường thở.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần nới lỏng áo ở quanh cổ, đặt gối dưới đầu trẻ và tuyết đối không nên cho bất cứ vật gì vào miệng hoặc cố gắng nạy răng trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kìm cơn co giật.

Thứ hai, bé cần được uống thuốc hạ sốt. Phụ huynh có thể cho con uống theo liều lượng 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại sau 4-6 giờ nếu còn sốt. Ngoài ra, trẻ cũng có thể được cho dùng thuốc hạ nhiệt qua đường hậu môn:

Khi cơn đã qua, trẻ có thể gặp tình trạng lú lẫn hoặc buồn ngủ và cần được bố mẹ theo sát.

Thứ ba, bé cần được làm mát cơ thể kết hợp với uống thuốc hạ sốt.

Điều dưỡng Thảo gợi ý phụ huynh có thể dùng khăn đã nhúng nước ấm 36-37 độ C để đặt, lau nách, bẹn, trán và sau mang tai của con. Việc lau hạ sốt có thể diễn ra trong 15-30 phút trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ nhiệt.

Phụ huynh nên thay khăn ấm mới sau mỗi 2-3 phút và ngừng khi nhiệt độ nách của bé trở về bình thường. Ngoài ra, phụ huynh không nên dùng nước đá vì sẽ gây co mạch làm chậm trễ quá trình giải nhiệt.

Cuối cùng, các cha mẹ cần ghi nhớ và trả lời một số điều sau khi con có giật.

Xác định hoàn cảnh xuất hiện cơn co giật và điều kiện hết cơn co giật?
Trẻ bị co giật từ bao giờ?
Trẻ bị co giật bao nhiêu lần, mỗi cơn giật kéo dài bao lâu?
Trẻ co giật cả chân, tay, mắt, miệng, nửa người hay chỉ co gật một bộ phận nhất định?
Trước khi co giật trẻ có biểu hiện gì bất thường; có ăn, uống nhầm thuốc hoặc chất độc gì không; có sốt cao, nôn mửa hat đau đầu hay không không?
Sau cơn giật, trẻ vận động các chi có bình thường không?

Điều này giúp các bác sĩ có thể xử trí nhanh chóng khi trẻ được đưa đến các cơ sở y tế.

Linh Thùy

Nguồn Znews: https://znews.vn/sai-lam-can-tranh-khi-con-bi-sot-co-giat-post1454547.html