Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thủy sản
Giống thủy sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thủy sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách hủy diệt đã làm cho giống loài thủy sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.
Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản trên 280.000 ha, với các loài như: tôm, cua, hàu, sò huyết... chiếm 40% diện tích nuôi của cả nước. Ðể đáp ứng nhu cầu người nuôi, cần có lượng con giống rất lớn. Ngoài nhập con giống, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 523 cơ sở sản xuất giống tôm, cua, cá giống; 7 tổ hợp tác và hàng trăm cơ sở ương dưỡng tôm, cua, sò, hàu giống... Trong đó, chỉ tính riêng tôm giống sản xuất trong tỉnh (tôm sú, thẻ chân trắng) đạt trên 20 tỷ con mỗi năm, góp phần phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tập đoàn Việt - Úc (huyện Ngọc Hiển) áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học như: nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng ấu trùng thủy sản qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện thành con giống... rất nghiêm ngặt.

Năm Căn và Ngọc Hiển là 2 địa phương thuần hóa, sản xuất giống cua biển lớn nhất tỉnh, mỗi năm cung cấp hàng tỷ con giống cho thị trường trong, ngoài tỉnh.

Tỉnh Cà Mau là địa phương cung cấp cho thị trường lượng lớn tôm sú giống bố mẹ dùng để sản xuất tôm giống phục vụ nghề nuôi tôm.

Mô hình sản xuất hàu giống ở xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi.

Bãi bồi Khai Long, huyện Ngọc Hiển từng là bãi đẻ của loài nghêu, nhưng do khai thác và ô nhiễm nguồn nước, hiện nay lượng con giống suy giảm đáng kể.
Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/san-xuat-con-giong-phat-trien-nghe-nuoi-thuy-san-a38133.html