Sao lại gọi là 'bệ vệ'?

Sao lại gọi là 'bệ vệ'?

Bệ vệ nghĩa là gì?

- Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức biên soạn - Lê Ngọc Trụ hiệu đính) giải nghĩa: “bệ vệ • tt. Oai-vệ, nghiêm - nghị, dáng người cố tỏ ra bậc đáng kính: Trông bệ - vệ như ông hoàng”.

- Việt Nam tự điển (Hội Khai Tiến Đức): “bệ - vệ • Oai - vệ, nghiêm - trang, làm ra bộ dạng bậc đại - nhân”.

Vậy tại sao lại gọi là bệ vệ?

Một số sách từ điển cho rằng bệ vệ là từ láy:

- Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn Ngữ - Hoàng Văn Hành Chủ biên - NXB Khoa học xã hội-2011): “bệ vệ tt. Có dáng điệu, cử chỉ ra vẻ ông lớn, bà lớn. Dáng điệu bệ vệ. Đi đứng bệ vệ. Ngồi bệ vệ trên ghế”.

- Từ điển tiếng Việt thông dụng có chú thông tin từ láy (Trung tâm từ điển học Vietlex): “bệ vệ [láy] t. có bộ dạng oai nghiêm [thường chỉ nói về đàn ông] đi đứng bệ vệ ~ “(...) dáng người đài các phong lưu, với cái bụng to nó tô điểm cho người thêm vẻ bệ vệ.” (Vũ Trọng Phụng). Đn: đường bệ, oai vệ”.

Quả tình, nếu xét dưới cái nhìn đồng đại, nghĩa của bệ và vệ rất mơ hồ, bởi chúng không có khả năng độc lập trong hành chức. Tuy nhiên, nếu xét nghĩa lịch đại, thì bệ vệ là từ ghép chính phụ gốc Hán: bệ nghĩa là thềm rồng của vua (như bệ hạ - từ dùng để tôn xưng vua thời phong kiến); vệ nghĩa là bảo vệ (như vệ quốc Bệ vệ‰ vốn có nghĩa là binh sĩ trực tiếp hộ vệ vua (còn gọi lính ngự tiền lính túc vệ

- Hán điển giảng: “bệ vệ: vệ sĩ túc trực bên cạnh Thiên tử” (Thiên tử thân biên đích vệ sĩ

- Hán ngữ đại từ điển (La Trúc Phong chủ biên - Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã - 1993) giảng nghĩa của bệ và vệ : “bệ: chuyên chỉ đài bệ ở cung điện” [chuyên chỉ cung điện đích đài bệ “vệ: vệ sĩ, cảnh vệ” [vệ sĩ; cảnh vệ

Hán ngữ đại từ điển giảng bệ vệ có hai nghĩa như sau: “1. Lính ngự tiền hộ vệ vua; 2. (quân lính) bảo vệ vua trong cung cấm.” [1. Đế vương ngự tiền hộ vệ đích sĩ binh; 2. Tại cung cấm trung túc vệ].

- Hán Việt từ điển (Đào Duy Anh) giải thích: “Bệ Bực thềm cung vua. Bệ vệ Thị vệ của vua - Tục gọi người hay trang hoàng hình thức là bệ-vệ”.

- Từ điển Việt Nam phổ thông (Đào Văn Tập): “bệ-vệ • (nguyên) Người thị-vệ của vua. • ngb. Chỉ dáng oai-nghiêm, đường hoàng”.

Vì trực tiếp bảo vệ vua, nên lính túc vệ đều là những người có thân hình lực sĩ, to lớn, được trang bị áo mũ, giáp trụ, vũ khí đầy mình, điệu bộ lúc nào cũng nghiêm cẩn, đường hoàng, dáng dấp rất oai nghi, bệ vệ. Bởi vậy, trong quá trình tiếp thu có sáng tạo, bệ vệ trong tiếng Việt được dùng với nghĩa vốn không có trong tiếng Hán, mà Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê - Vietlex) bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt giảng là: “có bộ dạng oai nghiêm [thường chỉ nói về đàn ông] đi đứng bệ vệ”.

Như vậy, bệ vệ, vốn là một từ ghép chính phụ gốc Hán, có nghĩa là lính ngự tiền hộ vệ vua; hoặc [quân lính] bảo vệ vua trong cung cấm. Khi chuyển nghĩa Hán Việt Việt dụng (một từ gốc Hán được dùng theo nghĩa mới, do người Việt sáng tạo), thì bệ vệ có cấu trúc như một từ ghép đẳng lập, chỉ bộ dạng oai nghiêm nói chúng, một nghĩa không có trong tiếng Hán.

Lý Thủy

Nguồn Thanh Hóa: https://vhds.baothanhhoa.vn/van-hoa/sao-lai-goi-la-be-ve/27193.htm