Sắp xây dựng cao tốc nối 2 tỉnh Đồng Nai với Lâm Đồng

Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 có chiều dài 60,2 km, tổng mức đầu tư gần 9.000 tỷ đồng. Dự án đi qua địa bàn 4 huyện của tỉnh Đồng Nai: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú.

Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú sẽ nối vào điểm cuối cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây kéo dài hướng lên Lâm Đồng với chiều dài 60,2 km.

Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú sẽ nối vào điểm cuối cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây kéo dài hướng lên Lâm Đồng với chiều dài 60,2 km.

Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Dầu Giây - Tân Phú được triển khai với mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên quốc lộ 20. Dự án này cũng nhằm hoàn thiện và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, đảm bảo an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải TP Hồ Chí Minh - Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 theo hình thức đối tác công tư (PPP). Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú sẽ nối vào điểm cuối cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây kéo dài hướng lên Lâm Đồng với chiều dài 60,2 km.

Dự kiến trong tháng 12/2024, công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sẽ hoàn thành. Điểm đầu của dự án sẽ kết nối với cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tại thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, và điểm cuối sẽ giao cắt với quốc lộ 20, nối vào cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc tại xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

Cùng với cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Cùng với cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Công tác giải phóng mặt bằng cho dự án sẽ được thực hiện một lần theo quy mô hoàn chỉnh, với tổng diện tích đất chiếm dụng khoảng 378 ha. Ban quản lý dự án Thăng Long đã kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành, địa phương hỗ trợ triển khai dự án, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng. Đồng thời, tỉnh Đồng Nai cũng được đề nghị sớm thành lập hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư, để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Với quy mô giai đoạn 1 bao gồm 4 làn xe hạn chế, chưa có làn dừng khẩn cấp liên tục và bề rộng nền đường 17 m, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú sẽ được hoàn chỉnh trong giai đoạn tiếp theo với 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục, mặt cắt ngang 24 m và vận tốc thiết kế 100 km/h. Dự án có tổng mức đầu tư gần 9.000 tỷ đồng, trong đó vốn nhà đầu tư huy động là gần 7.700 tỷ đồng và vốn Nhà nước là 1.300 tỷ đồng.

Dự án này, cùng với cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, sẽ là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ trong tương lai gần.

Thanh Huy

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/sap-xay-dung-cao-toc-noi-2-tinh-dong-nai-voi-lam-dong.html