Sau 5 năm kết luận sai phạm, kè biển gần 80 tỷ ở Bình Định 'tan nát vẫn nát tan'

Sau 5 năm khi UBND tỉnh Bình Định kết luận có sai phạm, hiện trạng kè chống xói lở bờ biển phường Tam Quan (Tx Hoài Nhơn) gần 80 tỷ đồng, vẫn chỉ là đống hoang tàn.

Video: Ghi nhận thực tế tại bờ kè chắn sóng Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.

Nhiều năm trôi qua, người dân dọc bờ biển ở thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) vẫn chưa hết xôn xao khi nhắc về công trình kè chống xói lở bờ biển Tam Quan đầu tư gần 80 tỷ đồng, vừa đưa vào sử dụng đã tan nát.

Nhiều năm trôi qua, người dân dọc bờ biển ở thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) vẫn chưa hết xôn xao khi nhắc về công trình kè chống xói lở bờ biển Tam Quan đầu tư gần 80 tỷ đồng, vừa đưa vào sử dụng đã tan nát.

Ghi nhận thực tế của VTC News, công trình kè chắn sóng nhiều đoạn bị sụt lún, hầu như kết cấu bị phá vỡ hoàn toàn vẫn còn nằm ngổn ngang trên bờ biển.

Ghi nhận thực tế của VTC News, công trình kè chắn sóng nhiều đoạn bị sụt lún, hầu như kết cấu bị phá vỡ hoàn toàn vẫn còn nằm ngổn ngang trên bờ biển.

Mái kè bị bong tróc, hư hỏng nhiều đoạn, thậm chí nhiều đoạn không còn dấu vết của kè bê tông vì bị lớp đất che phủ bên trên.

Mái kè bị bong tróc, hư hỏng nhiều đoạn, thậm chí nhiều đoạn không còn dấu vết của kè bê tông vì bị lớp đất che phủ bên trên.

Dọc bờ biển những tảng bê tông chắn sóng gãy thành từng mảng. Nhiều đoạn bị sóng đánh tan hoang, đổ sập, trôi ra biển. Sóng biển liên tục ăn sâu vào đất liền, khiến con đường ven biển nhiều đoạn tạo thành hố sâu, hở hàm ếch.

Dọc bờ biển những tảng bê tông chắn sóng gãy thành từng mảng. Nhiều đoạn bị sóng đánh tan hoang, đổ sập, trôi ra biển. Sóng biển liên tục ăn sâu vào đất liền, khiến con đường ven biển nhiều đoạn tạo thành hố sâu, hở hàm ếch.

Người dân ven biển bức xúc nhiều năm nay vì kè chống xói lở bờ biển Tam Quan đã được kết luận là sai phạm vì vừa đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, xuống cấp và sau nhiều năm liền vẫn chỉ là đống đổ nát. Những người dân, họ đề xuất phải dọn sạch những đoạn hư hỏng, trả lại bãi biển tự nhiên trước đây vì kè đã bị hư hỏng nặng nề vì mang tiếng kè chắn sóng nhưng không còn khả năng chắn sóng.

Người dân ven biển bức xúc nhiều năm nay vì kè chống xói lở bờ biển Tam Quan đã được kết luận là sai phạm vì vừa đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, xuống cấp và sau nhiều năm liền vẫn chỉ là đống đổ nát. Những người dân, họ đề xuất phải dọn sạch những đoạn hư hỏng, trả lại bãi biển tự nhiên trước đây vì kè đã bị hư hỏng nặng nề vì mang tiếng kè chắn sóng nhưng không còn khả năng chắn sóng.

Ông Phạm Tiến Dũng – Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường Tam Quan Bắc cho biết, người dân kiến nghị hiện trạng hư hỏng của kè biển để quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến mỹ quan, bãi tắm. Vì vậy, phường đã có kiến nghị cấp trên có kinh phí để dọn dẹp, xây dựng kè mới.

Ông Phạm Tiến Dũng – Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường Tam Quan Bắc cho biết, người dân kiến nghị hiện trạng hư hỏng của kè biển để quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến mỹ quan, bãi tắm. Vì vậy, phường đã có kiến nghị cấp trên có kinh phí để dọn dẹp, xây dựng kè mới.

“Thực trạng kè biển lúc trước, đầu tư kết cấu không đảm bảo. Hiện, địa phương đã đề xuất xin kinh phí xây dựng tuyến kè biển mới, chứ không thể sửa chữa lại theo kè cũ được, vì kết cấu kè cũ rất khác, lại bị hư hỏng nhiều. Đại biểu Quốc hội khi về tiếp xúc cử tri trên địa bàn và lãnh đạo tỉnh cũng đã trực tiếp kiểm tra”, ông Dũng nói.

“Thực trạng kè biển lúc trước, đầu tư kết cấu không đảm bảo. Hiện, địa phương đã đề xuất xin kinh phí xây dựng tuyến kè biển mới, chứ không thể sửa chữa lại theo kè cũ được, vì kết cấu kè cũ rất khác, lại bị hư hỏng nhiều. Đại biểu Quốc hội khi về tiếp xúc cử tri trên địa bàn và lãnh đạo tỉnh cũng đã trực tiếp kiểm tra”, ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, vùng biển tại địa phương thuộc bãi ngang nên sóng đánh vào rất “khủng khiếp”. Năm ngoái, mặc dù không mưa bão nhưng nước biển dâng lên rất cao chưa từng có, do biến động thời tiết nên gây ảnh hưởng rất lớn.

Cũng theo ông Dũng, vùng biển tại địa phương thuộc bãi ngang nên sóng đánh vào rất “khủng khiếp”. Năm ngoái, mặc dù không mưa bão nhưng nước biển dâng lên rất cao chưa từng có, do biến động thời tiết nên gây ảnh hưởng rất lớn.

Lãnh đạo thị xã Hoài Nhơn cho biết, hiện tại tình trạng kè đã xuống cấp, bờ biển bị sóng xâm thực, tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Trung ương kiến nghị xin kinh phí gần 1.000 tỷ đồng để xây dựng lại kè biển. “Thực ra giá trị đầu tư của đoạn kè gần 2,4km trước đây rất thấp, là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến kè bị hư hỏng”, vị này nói.

Lãnh đạo thị xã Hoài Nhơn cho biết, hiện tại tình trạng kè đã xuống cấp, bờ biển bị sóng xâm thực, tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Trung ương kiến nghị xin kinh phí gần 1.000 tỷ đồng để xây dựng lại kè biển. “Thực ra giá trị đầu tư của đoạn kè gần 2,4km trước đây rất thấp, là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến kè bị hư hỏng”, vị này nói.

Kết luận nguyên nhân sai phạm bờ kè Tam Quan năm 2018.

Theo hồ sơ, công trình kè chống xói lở bờ biển Tam Quan có tổng chiều dài gần 2,4 km, tổng vốn đầu tư gần 80 tỷ đồng, thi công trong hai năm 2015 - 2017, do UBND huyện Hoài Nhơn (nay là thị xã Hoài Nhơn) làm chủ đầu tư, do Công ty TNHH Tân Lập (Bình Định) thi công. Tuy nhiên, công trình vừa đưa vào sử dụng thì đã bị hư hỏng nhiều đoạn.

Cuối năm 2018, UBND tỉnh Bình Định đã vào cuộc kiểm tra và có kết luận nguyên nhân vụ việc, chỉ ra hàng loại sai phạm liên quan đến công trình tiền tỷ này.

Cụ thể kết luận sai phạm, đơn vị tư vấn thiết kế (Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng SPQD, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) do thiếu kinh nghiệm trong thiết kế các công trình kè đối với bãi ngang, bờ biển biến động mạnh nên chọn phương án tuyến chưa hợp lý, kết cấu thân kè, chân kè chưa đảm bảo chịu lực trực tiếp từ sóng biển.

Các thông số sóng thiết kế, biện pháp gia cố chân và mái kè tại các vị trí xung yếu chưa được chú trọng, chỉ dẫn biện pháp kỹ thuật thi công không phù hợp… nên dẫn đến hư hỏng công trình.

Đơn vị thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán là Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ thủy lợi (thuộc Tổng cục Thủy lợi) thiếu trách nhiệm trong thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình.

Nhà thầu thi công (Công ty TNHH Tân Lập) tự thay đổi biện pháp thi công (đào hở, đặt ống buy) cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện trường nhưng không trao đổi, bàn bạc với đơn vị thiết kế bằng văn bản để điều chỉnh biện pháp thi công và tổ chức giám sát chất lượng thi công kịp thời. Biện pháp thi công bêtông khối phủ các ống buy chưa bơm tiêu nước hố móng triệt để.

Đơn vị giám sát là Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Bình Định đã không tiến hành giám sát, lập biên bản báo cáo chủ đầu tư và các bên liên quan khi đơn vị thi công thay đổi biện pháp thi công, chưa thực hiện hết trách nhiệm.

Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Hoài Nhơn, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý dự án đã không phát hiện được những sai sót trong thiết kế, các thay đổi biện pháp thi công để báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định phải chịu trách nhiệm về thẩm định dự án đầu tư và thiết kế cơ sở của công trình.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan diễn biến bất thường của thời tiết năm 2016 và cơn bão số 12/2017 gây gió mạnh, sóng lớn vượt qua đỉnh kè gây thiệt hại cho nhiều kè biển dọc các tỉnh miền Trung.

Nguồn VTC: https://vtc.vn/sau-5-nam-ket-luan-sai-pham-ke-bien-gan-80-ty-o-binh-dinh-tan-nat-van-nat-tan-ar783766.html