Sức hút của "Trường Tiểu học Cộng đồng Đo Đo" tại Thừa Thiên Huế vẫn rất mạnh mẽ, hấp dẫn sau nhiều ngày bộ phim "Mắt biếc" được công chiếu
Theo ông Phan Huynh, thủ kho Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Phú Thuận (xã Quảng Phú), từ khi khu nhà kho, nhà hội trường, cổng vào HTX được “biến ảo” thành một ngôi trường được tái hiện về bối cảnh trước và sau giải phóng (1975) gắn với các nhân vật trong bộ phim tình cảm “Mắt biếc” đang được rất nhiều người quan tâm, không ngày nào, nơi đây vắng khách."
Khách đến với “Trường tiểu học cộng đồng Đo Đo” từ khi nơi này lên phim "Mắt biếc" đa phần là giới trẻ và họ thường họ đi theo nhóm.
Những sinh viên này từ Huế tìm về “Trường tiểu học cộng đồng Đo Đo” (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) từ “cơn sốt” phim “Mắt biếc”.
Về với “Trường tiểu học cộng đồng Đo Đo” ở Hà Cảng (Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) còn có những người trung niên. Họ tìm về đây từ những hoài niệm về nhân vật Hà Lan trong “Mắt biếc”.
Đường về làng Hà Cảng - nơi có “Trường tiểu học cộng đồng Đo Đo” sạch sẽ tinh tươm, nhiều đoạn được trồng hoa, hoặc có những cây cổ thụ, công trình cổ xưa đầy sức hút.
Sau khi trở thành phim trường “Mắt biếc”, nơi đây hiện đã trở về nguyên bản là các khu nhà của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, không vì thế mà “Trường tiểu học cộng đồng Đo Đo” lại mất đi sự hấp dẫn.
“Trường Đo Đo” dành cho lứa tuổi nhỏ trong phim
Còn đây là “Trường Đo Đo” của lứa tuổi lớn (trung học) ở trong phim
Gian phòng làm việc của kế toán HTX này khi vào phim “Mắt biếc” là nơi làm việc của hiệu trưởng “Trường tiểu học cộng đồng Đo Đo”.
Khu hộ trường HTX này, khi lên phim là lớp học của “Trường tiểu học cộng đồng Đo Đo”
Ngành du lịch Thừa Thiên Huế hiện có kế hoạch phục dựng lại nơi này giống với phim trường “Mắt biếc” trước đây để phục vụ du khách, người tham quan.
Ngọc Văn