Sau tuổi 40, lông mày mọc dài ra nhiều người nhầm tưởng là dấu hiệu trường thọ, đây mới là nguyên nhân chính!

Hiện nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh lông mày dài ra có liên quan đến sống thọ. Đó có thể là do thay đổi hormone, tuổi tác hoặc do thói quen sinh hoạt xấu...

Sau tuổi 40, không ít người có những sợi lông mày mọc dài hơn so với những sợi lông mày khác. Người ta thường truyền tai nhau rằng, người có lông mày dài hơn sẽ gặp nhiều may mắn và sống lâu hơn.

Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh lông mày dài ra có liên quan đến sống thọ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo các nhà khoa học, việc các sợi lông mày mọc bất thường, lộn xộn thường là dấu hiệu của biến dị tế bào hay mắc các bệnh về nang lông. Tuy nhiên tình trạng này là lành tính và nó không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng biến dị tế bào cũng khá hiếm hoi nên hầu hết mọi người thường chỉ xuất hiện khoảng 1, 2 sợi lông mọc dài mà thôi.

Để nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa lông mày và tuổi thọ, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên hơn 600 người cao tuổi, bao gồm 256 người trong độ tuổi từ 60 đến 69 và 344 người từ 90 đến 109 tuổi.

Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng 72,7% trong số những người sống lâu không có lông mày dài. Chỉ có 5 trong số 15 người trên 100 tuổi có lông mày dài. Điều này rõ ràng cho thấy rằng độ dài của lông mày không có tương quan gì đến tuổi thọ.

5 lý do khiến lông mày dài hơn kích thước thông thường

Do di truyền

Di truyền có thể đóng vai trò trong việc lông mày mọc dài. Nếu người trong gia đình bạn có lông mày dài, có khả năng bạn cũng sẽ thừa hưởng điều này.

Do lão hóa

Việc lông mày mọc dài chủ yếu là do chức năng trao đổi chất của cơ thể suy giảm, tức là lông mày dài ra do lão hóa. Những người bận rộn trong thời gian dài không có thời gian chăm sóc bản thân sẽ khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn và ít khả năng tái tạo tế bào mới. Để hạn chế lông mày dài ra khi về già, bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Do thay đổi hormone

Sự thay đổi hormone trong cơ thể, như trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, hoặc do bất kỳ vấn đề nội tiết nào khác, có thể ảnh hưởng đến mọc tóc, bao gồm cả lông mày.

Do sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc

Sử dụng một số sản phẩm chăm sóc tóc, chẳng hạn như dầu dưỡng hoặc serum, có thể kích thích mọc tóc, bao gồm cả lông mày. Ngoài ra nếu cắt tỉa thường xuyên, không đều cũng có thể khiến lông mày trở nên dài hơn theo thời gian.

Thói quen sinh hoạt xấu

Chế độ ăn uống không cân bằng, thức khuya và các thói quen sinh hoạt không tốt khác có thể dẫn đến mất cân bằng lượng hormone trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của lông mày.

3 thay đổi ở lông mày cảnh báo bệnh

Rụng lông mày

Bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp có thể bị mất một phần lông mày bên ngoài do suy giáp. Nhiều bệnh nhân bị rụng tóc từng vùng cũng bị rụng lông mày.

Lông mày vàng và khô

Lông mày vàng và khô có thể là triệu chứng của phổi khí không đủ, hoặc có thể do kinh nguyệt không đều hoặc một số bệnh thần kinh ở phụ nữ.

Lông mày quá dày và đậm

Lông mày của phụ nữ nhìn chung không đặc biệt dày, nếu đen quá mức thì nên cảnh giác với chức năng vỏ thượng thận và tốt nhất nên đi kiểm tra kịp thời.

Bánh Trung Thu ngày càng ‘ngáo giá’, nhiều khách hàng quay lưng

M.H (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/sau-tuoi-40-long-may-moc-dai-ra-nhieu-nguoi-nham-tuong-la-dau-hieu-truong-tho-day-moi-la-nguyen-nhan-chinh-17223092216294956.htm